Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Ly kỳ chuyện thai nhi khóc, cười trong bụng mẹ

Ly kỳ chuyện thai nhi khóc, cười trong bụng mẹ
Tin Đa Chiều - Đăng ngày: 8:15 AM - 05/12/2011 / 2 Ý kiến .Một thai phụ Indonesia phát hoảng khi nghe những âm thanh hệt như tiếng khóc của trẻ nhỏ phát ra từ bụng mình. Một bà mẹ người Anh xúc động đến rơi nước mắt nhìn thấy con cười “toét miệng” khi mới chỉ là bào thai 4 tháng tuổi lúc siêu âm. Những câu chuyện “thực ảo lẫn lộn” về tiếng khóc, nụ cười của thai nhi trong bụng mẹ từng gây chấn động thế giới từ những năm 90 của thế kỷ trước. Cho tới nay, tính thực hư của những câu chuyện này vẫn còn bị bỏ ngỏ, và liệu thai nhi có khả năng phát ra tiếng khóc khi chưa chào đời?
>>Lạ kỳ thai nhi bốn tháng cười toét trong bụng mẹ
Các bà mẹ phát hoảng khi thấy con khóc, cười trong bụng
Năm 1977, một câu chuyện “kinh thiên động địa” đã xảy ra tại Indonesia. Một sản phụ đã nhanh chóng đến gặp bác sĩ vì phát hoảng khi nghe thấy những âm thanh hệt như tiếng khóc của trẻ nhỏ phát ra từ bào thai trong bụng.

Ban đầu, sản phụ này chỉ nghĩ rằng, vì quá mong chờ đứa con chào đời nên mường tượng ra tiếng khóc, thế nhưng sau khi đã lắng nghe thật kỹ, cả hai vợ chồng người sản phụ đều khẳng định rằng đứa con sắp chào đời của họ đang khóc. Câu chuyện này nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và gây chấn động dư luận trong cả nước. Thông tin này khiến giới khoa học vô cùng ngạc nhiên và ngỡ ngàng.

Rất nhiều người, có cả các quan chức cấp cao, đã không quản xa xôi, tìm tới nhà sản phụ nọ để trực tiếp lắng nghe âm thanh kỳ lạ này. Tuy nhiên, mọi hi vọng có thể tận tai nghe được tiếng khóc của em bé chưa chào đời đã không thành.
Người sản phụ cho biết, sau lần hai vợ chồng cô “phát hoảng” kia, thì không nghe thấy tiếng con mình khóc nữa. Nhiều người quá hiếu kỳ cho rằng, có thể hai vợ chồng người sản phụ này đang làm trò lừa bịp mọi người, muốn tạo sự chú ý nên đã bày đặt chuyện.
Tuy nhiên, vị bác sĩ khám cho người sản phụ khẳng định, khi hai vợ chồng sản phụ đến gặp ông, họ vô cùng lo lắng, hốt hoảng và nói rằng lo sợ có điều gì không lành đang xảy đến với đứa con sắp chào đời của họ.
Vị bác sĩ đã khám cho sản phụ và thông báo sức khỏe thai nhi rất tốt. “Họ có nói là nghe thấy tiếng khóc của con mình, họ nói với vẻ mặt rất hốt hoảng và kinh ngạc. Tôi thì không tin, tôi bảo rằng chắc do họ mong mỏi ngày đứa trẻ ra đời quá nên mới tưởng tượng ra một chuyện khó tin như vậy”, vị bác sĩ cho biết. Và câu chuyện này đã làm khuấy đảo dư luận Indonesia lúc bấy giờ.
Rồi tới năm 1982, câu chuyện ly kỳ và bí hiểm về tiếng khóc của thai nhi trong bụng mẹ lại tiếp tục khuấy đảo dư luận. Một sản phụ tên là Chu Chính Phương, người huyện Khởi Đông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc cũng nghe thấy những tiếc khóc thét dữ dội của bào thai vài ngày trước thời điểm cô sinh con.
Và tiếng khóc không chỉ vang lên một lần mà trở thành quy luật mỗi khi chị Chu đói bụng. Người nhà chị Chu cho biết, thời gian gần đến ngày sinh nở, chị Chu luôn phải ở trong phòng vì cái bụng đã quá nặng nề. Cho tới một hôm, khi cả nhà đang chuẩn bị bữa ăn tối thì nghe thấy tiếng hét lớn của chị, mọi người vội chạy vào phòng và thấy chị Chu đang ôm bụng của mình, vẻ mặt lộ rõ nỗi sợ hãi.
Người nhà tưởng chị đến ngày sinh nên đã chuẩn bị mọi thứ để đưa chị tới bệnh viện, nhưng chị Chu đã gạt đi và nói rằng chị chưa đến ngày sinh, mà vừa nghe thấy tiếng con mình khóc nức nở trong bụng.
Người nhà không tin, cho rằng chị giỏi tưởng tượng, nhưng sau khi tất cả cùng im lặng để lắng nghe thì họ mới tá hỏa vì lời nói của chị Chu là sự thật. Nghĩ có chuyện không hay đang xảy đến với đứa con trong bụng, nên chị Chu đã được đưa tới bệnh viện để kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ nói rằng con chị vẫn khỏe mạnh và đang chờ đợi ngày ra đời.
Theo điều tra, tiếng khóc kì lạ phát ra từ bụng chị Chu “na ná” với âm thanh thu sẵn trong chiếc cát sét hiệu Ore, nhưng không một bằng chứng nào được tìm ra cho tới khi chị Chu lâm bồn. Đứa bé hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện dị thường và những lời đồn thổi về tiếng khóc của đứa trẻ vẫn còn lưu truyền tới tận ngày nay.
Còn trường hợp của bé gái đáng yêu Joseph Henry cũng là một hiện tượng vô cùng kỳ lạ, nhưng không phải bé khóc trong bụng mẹ, mà bé lại “toét miệng” cười ngay từ thuở mới là bào thai bốn tháng. Mẹ Joseph hơn 40 tuổi mới mang thai. Khi thai nhi tròn 17 tuần, bà liền tới một bệnh viện tư nhân tại London, Anh để siêu âm màu và chụp ảnh con. Sản phụ này đã vô cùng ngỡ ngàng và phát hiện khi kết quả chụp cho thấy, cô bé đáng yêu đang mỉm cười bình yên trong bụng mẹ.
Một bác sĩ tại đây cho biết, trong suốt 40 năm hành nghề, ông chưa từng gặp trường hợp nào tương tự. Joseph là hiện tượng kỳ diệu duy nhất bởi thai nhi còn quá nhỏ nhưng đã sớm lộ rõ nụ cười. Cha mẹ Joseph rưng rưng chia sẻ: “Chính vì con bé cảm thấy bình yên hạnh phúc nên mới biểu hiện như vậy”. Điều đặc biệt là sau khi chào đời, bé gái đáng yêu vẫn thường xuyên nhoẻn miệng cười và gương mặt luôn tràn đầy niềm vui.
Vậy thai nhi có thể phát ra tiếng khóc, mỉm cười khi còn chưa chào đời?
Cho tới ngày nay, dù y học đã trở nên vô cùng hiện đại với nhiều khám phá diệu kỳ về cơ thể con người, nhưng những vấn đề trên vẫn là một bí ẩn khó giải. Theo các nghiên cứu mới nhất về tâm lý thai nhi, các sản phụ cần có nhận thức mới về “giọt máu” bé bỏng trong bụng mình. Nếu trước đây, nhân loại thường cho rằng tính cách và cảm xúc của con người chỉ phát triển sau khi chào đời, thì những nghiên cứu hiện nay lại cho thấy những thông tin hoàn toàn trái ngược.
Thai nhi có thể nghe thấy âm thanh của cơ thể người mẹ, như tiếng nhai thức ăn, hoặc tiêu hóa thực phẩm, thậm chí cảm nhận được những tạp âm và tín hiệu từ thế giới bên ngoài. Điều này đã được chứng thực qua nghiên cứu của các nhà khoa học nước Anh. Sau khi đặt một máy trợ thính vào trong màng ối của một sản phụ, họ phát hiện thấy tử cung không phải là bộ phận cản thanh như cách nghĩ thông thường. Những tiếng trò chuyện hàng ngày đều được truyền tới đây.
Cũng theo nghiên cứu này, thai nhi đã hình thành và phát triển thính lực và thị lực từ trong bụng mẹ. Do vậy, ngay từ tháng thứ ba, các sinh linh bé bỏng đã có phản ứng nhất định với thế giới bên ngoài. Nếu người mẹ đang thoải mái tắm nắng, thai nhi cũng sẽ có cảm giác thư thái tận hưởng. Khi ánh nắng chiếu thẳng vào phần bụng của sản phụ, thai nhi sẽ lập tức ngoảnh đầu tránh nắng hoặc đạp mạnh vào bụng mẹ để phản ứng.
Dù chưa chào đời, nhưng chính những hoạt động cơ bản trong não bộ, hoặc “múa máy” chân tay, chuyển mình… đều là lúc thai nhi đang biểu lộ tình cảm. Bắt đầu từ tháng thứ 7, não bộ của thai nhi hoạt động mạnh mẽ. Điện não đồ của bào thai trước khi sinh vài tuần so với sau khi sinh là hoàn toàn trùng khớp.
Còn theo Giáo sư Stuart Campbell, công tác tại Bệnh viện Sáng tạo Y tế ở London, người đứng đầu khoa sản phụ tại trường Y St. George (London) đã quan sát những biểu hiện của thai nhi qua máy quét 4D và cho biết, trẻ có thể biết khóc, biết cười, chớp mắt khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ khi được 26 tuần tuổi.
“Thai nhi có những cử động hô hấp trong bào thai, nhưng như chúng ta đã biết, trong đó làm gì có không khí. Chúng còn chớp mắt, nhưng ở đó tối om, chẳng có chút ánh sáng nào. Vậy nên, dường như các cử động đó là để chuẩn bị cho việc trẻ chào đời và phải thích ứng với một môi trường mới”, ông Campbell nói.
“Mặc dù vậy, cười không được hiểu là sự chuẩn bị chào đời, mà đó có thể là một phản xạ. Tất nhiên, tôi chưa biết được phía sau nụ cười kia là điều gì. Nhưng tôi nghĩ rằng, các góc mặt hếch lên, hai bên má dưới phồng lên là dấu hiệu của sự thoả mãn của thai nhi trong một môi trường sống êm ái”.
Trước đây, nhân loại thường phân biệt các đặc điểm tâm, sinh lý của thai nhi trước và sau khi sinh. Nhưng những nghiên cứu trên đây đã chứng minh, hai thời kỳ này không có quá nhiều khác biệt.
Đây là những bước tiến diệu kỳ trên con đường khám phá khoa học về con người. Riêng chuyện ly kỳ về tiếng khóc thai nhi vẫn còn khá bí ẩn. Các chuyên gia vẫn đang nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi để giúp nhân loại “thỏa lòng” khi bí mật được giải mã.
Theo baomoi

''Nơi ở'' cuối của những thai nhi bị chối bỏ

''Nơi ở'' cuối của những thai nhi bị chối bỏ
Cô gái đến tu viện xin tư vấn lúc mang thai, còn chàng trai đứng ở bên đường chờ cô. Đến mấy tháng sau, anh ta đã đến phòng bảo vệ và gửi lại một bao xốp đen.
Bác Nguyễn Văn Bảy cho biết sau đó không bao lâu, anh ta đã đến phòng bảo vệ tu viện và gửi lại một bao xốp đen...

Mang thai vì “ăn cơm trước kẻng”, ngoài ý muốn, gia đình quá nghèo khó, thích con trai lại ra con gái... Có rất nhiều lý do để những phụ nữ phá bỏ giọt máu của mình. Cám cảnh, nhiều người đã không quản công sức gom nhặt các em về lo chôn cất, hương khói.

Trong nhà nguyện, bên cạnh những tấm bảng ghi thông tin về thai nhi bị phá bỏ là hình ảnh những em bé dễ thương để gợi mở tình mẫu tử của các bà mẹ có ý định bỏ con.

Nhờ những tình nguyện viên trong nhóm “Bảo vệ sự sống” giúp đỡ, chúng tôi tìm đến Tu viện Dòng Chúa Cứu thế ở quận 3 - TP HCM, nơi nhiều thai nhi bị chối bỏ được những nhà hảo tâm đưa về lo nơi an nghỉ và hương khói.

Âm thầm đến, lặng lẽ đi

Chúng tôi được hướng dẫn đến nhà nguyện trong tu viện, nơi dành cho những thai nhi xấu số. Nhà nguyện rất nhỏ, nằm trong khuôn viên tu viện và được bài trí gọn gàng. Trên các bức tường dán đầy những tấm bảng nhỏ, trên đó ghi ngày, tháng, năm sinh - mất, giới tính của từng thai nhi.

Những em nào nhà nguyện tiếp nhận cùng ngày sẽ được xếp chung một bảng. Có bảng chúng tôi đếm gần 5 cái tên. Hầu hết những tên này đều do những người tình nguyện đi gom nhặt các em mang đến đây tự đặt. Có em không rõ trai hay gái.

Khi chúng tôi đến, nhà nguyện khá vắng vẻ. Vài nén nhang đang cháy dở trong lư hương. Bên cạnh lư hương là những bao xốp đen đựng các hũ sành. Trong đó là những thi thể, có cái chưa thành hình hài, của các thai nhi xấu số mới được đưa đến đây.

Một tình nguyện viên trong nhóm “Bảo vệ sự sống” giở một hũ sành ra. Chúng tôi cay mắt khi thấy một thai nhi bé bỏng, đỏ hỏn như mới vừa lọt lòng mẹ. Cái bao xốp bọc bên ngoài hũ sành vẫn còn ấm hơi người, chứng tỏ nó vừa được ai đó đem đến nhà nguyện. Một phụ nữ đang thắp hương trong nhà nguyện cho biết: “Cách đây vài phút, có một phụ nữ âm thầm đến đặt hũ sành ở đó và lặng lẽ bỏ đi”.

Bác Nguyễn Văn Bảy, người trông coi tu viện, thở dài khi nghe chúng tôi hỏi thăm về những thai nhi bị chối bỏ được đưa đến nhà nguyện này: “Nhiều lắm! Có đêm, các tình nguyện viên mang về đây rất nhiều bọc đựng thai nhi mà họ thu gom từ các bệnh viện, phòng khám phụ sản có nạo phá thai”.

Bác Bảy cho biết ngày càng nhiều người biết nhà nguyện này có chỗ hương khói cho thai nhi bị phá bỏ nên đã tìm đến. Giọng bác Bảy chùng xuống khi kể lại câu chuyện ông chứng kiến mới đây: “Hôm đó, một cô gái chừng hơn 20 tuổi tới đây âm thầm bỏ lại cái bọc đen đựng giọt máu mà cô ta vừa phá bỏ rồi sụt sùi gởi gắm: “Xin hãy lo cho con con”. Chưa kịp nghe tôi nói gì, cô đã vội vã đón xe ôm bỏ đi”.

Một đi không trở lại

Trung bình một tuần, nhóm “Bảo vệ sự sống” tiếp nhận hơn 10 thai nhi bị phá bỏ. Trong đó, có cả thai nhi chưa rõ hình hài và có em đã lớn như một trẻ sơ sinh. Không ít trường hợp là sinh viên, công nhân từ các tỉnh đến đây bỏ con.

Sau khi trút bỏ núm ruột của mình, các bà mẹ đem đến gửi ở phòng bảo vệ tu viện hoặc đưa thẳng vào nhà nguyện. Chị Nguyễn Thị Liễu, người phụ trách trực tiếp nhóm tình nguyện viên “Bảo vệ sự sống”, cho biết đa số một đi không trở lại, song cũng có vài bà mẹ quay về thăm viếng giọt máu của mình nhưng chỉ được một lần hiếm hoi.

Một lần ở Tu viện Dòng Chúa Cứu thế vào giữa tháng 10, chúng tôi gặp N.T.T.H và bạn trai từ Đà Nẵng đến đây xin được tư vấn bỏ hay giữ giọt máu của họ. Khi người tư vấn hỏi lý do phải bỏ con, T.H ngại ngùng: “Tụi con yêu nhau, bị gia đình phản đối. Giờ lỡ có thai, gia đình con không cho sinh và bắt phải bỏ”.

Người tư vấn thắc mắc: “Vậy con có thương con mình không?”. T.H lí nhí: “Dạ thương”. “Thế sao không cố giữ?”. “Tụi con bị phản đối và gia cảnh lại khó khăn”. Người tư vấn khuyên cô gái đến một nhà lưu trú dành cho những phụ nữ đồng cảnh ngộ để tĩnh tâm suy nghĩ cho chín chắn. Tại đây, T.H sẽ được tình nguyện viên chăm sóc với hy vọng cô sẽ giữ lại giọt máu của mình.

Một lần khác, chúng tôi gặp L.P, quê Tiền Giang, lên TP HCM làm công nhân chừng nửa năm nay. L.P cho biết khi mới lên TP, cô đã yêu một chàng trai quê Thanh Hóa tên N.V.H và đồng ý cho anh ta dọn về ở cùng nhà trọ.

Chỉ 2 tháng sau, L.P có thai. Khi nghe tin này, V.H thẳng thừng yêu cầu L.P: “Nếu muốn cưới hỏi đàng hoàng thì phải phá bỏ cái thai đi!”. Không biết nên giữ hay phá, L.P đã tìm đến tu viện xin tư vấn lúc mang thai đã hơn 3 tháng. Khi L.H ra về, chúng tôi thấy V.H đứng bên đường chờ cô và luôn miệng la mắng.

Bác Nguyễn Văn Bảy cho biết sau đó không bao lâu, anh ta đã đến phòng bảo vệ tu viện và gửi lại một bao xốp đen...

Theo Người Lao Động

BẢO VỆ SỰ SỐNG CON NGƯỜI 2

Slide 1BẢO VỆ SỰ SỐNG CON NGƯỜI 2
Slide 2Bàn tay trẻ thơ đang cầu cứu. Ai sẽ cứu con? PHÒ SINH PHÒ CHỌN LỰA PHÒ PHÁ THAI Human development begins at fertilization. Con người bắt đầu phát triển từ lúc thụ thai
Slide 3I SỰ SỐNG LÀ MỘT HỒNG ÂN PHÁ THAI CHÍNH LÀ GIẾT THAI NHI. Ngươi không được giết người. (Xh 20:13) Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con. (Tv 139:13)
Slide 4THAI NHI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA SỰ CHẾT TIÊU DIỆT SỰ SỐNG Human life is present throughout the entire sequence from conception to adulthood and any interruption at any point constitutes a termination of a human life. Sự sống con người phát triển liên tục từ lúc thụ thai cho đến khi chết. Mẹ ơi, con muốn sống!
Slide 5Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. (STK 1: 27) PRO-LIFE PRO-CHOICE LÀ CHỌN LỰA TỘI ÁC Sự chết là dấu chỉ và hoa trái của tội lỗi.
Slide 6Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. (Mt 5:21) Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày đầu của đời con khởi sự. (Tv 139:16) THÁNH THẦN BAN SỰ SỐNG GIẾT NGƯỜI ĐỒ SÁT NHÂN
Slide 7Ai đổ máu con người, thì máu nó sẽ bị con người đổ ra, vì Thiên Chúa đã làm ra con người theo hình ảnh Thiên Chúa. (Stk 9: 6) Dù xây chín bậc phù đồ Không bằng làm phúc cứu cho một người. VUI MỪNG VÀ HY VỌNG NỌC ĐỘC CỦA THẦN DỮ LÀ SỰ CHẾT
Slide 8Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì, khi con được thành hình trong nơi bí ẩn, được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu. (Tv 139: 15) Ngươi sẽ không phá thai hoa quả của cung lòng và sẽ không giết trẻ thơ đã ra đời. (Didaché) MÁY HÚT Máy hút đưa vào tử cung và xé nát bào thai khỏi tử cung và hút ra. SỰ SỐNG THẬT QÚY GIÁ
Slide 9God clearly sees the unborn child as already a human being, made in his image. Phá thai là trọng tội chống lại luật tự nhiên. (St. Thomas) PHÁ THAI LÀ TRỌNG TỘI CHỐNG LẠI THIÊN CHÚA VÀ CON NGƯỜI. CON NGƯỜI ĐƯỢC TẠO DỰNG GIỐNG HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA
Slide 10Nếu đàn ông đánh nhau mà xô phải một người đàn bà có thai, làm sẩy thai.. thì phải bồi thường theo đòi hỏi của người chồng…Nếu có gây tổn thương, thì ngươi phải lấy mạng đền mạng, (Xh 21:22-23) VĂN HÓA CAIN LÀ VĂN HÓA CỦA SỰ CHẾT VĂN HÓA SỰ SỐNG
Slide 11Người ấy hỏi: "Điều răn nào? " Đức Giê-su đáp: "Ngươi không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được làm chứng gian. (Mt. 19:18) AI ĐÃ RA TAY TIÊU DIỆT SỰ SỐNG CỦA THAI NHI NÀY? SỐNG TRONG CUNG LÒNG NGƯỜI MẸ. Sự sống là qùa tặng cao qúy nhất mà Thiên Chúa ban cho con người. Con người được cộng tác để truyền sinh.
Slide 12Này, bà là người son sẻ và không sinh con, nhưng bà sẽ có thai và sinh một con trai. (Thủ Lãnh 13: 3) Abortion is murder. Phá thai là một tội ác từ bản chất. THẦN KHÍ CHÍNH LÀ SỰ SỐNG
Slide 13Thật thế, các điều răn như: Ngươi không được ngoại tình, không được giết người, không được trộm cắp, không được ham muốn, cũng như các điều răn khác, đều tóm lại trong lời này: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. (Rm 13: 9) PHÒ CHỌN LỰA LÀ PHÓ PHÁ THAI. Thai nhi có thể sẽ là một thiên tài, một vĩ nhân, một khoa hoc gia, một bác sĩ hay một vị thánh trong cộng đồng nhân lọai. TIỀM NĂNG SỰ SỐNG
Slide 14Phá thai là một tối ác thật nghiêm trọng (Thông điệp Tin Mừng Về Sự Sống của ĐGH Gioan Phaolô II. Số 61) PHÁ THAI LÀ GI? LÀ GIẾT CHÍNH CON CỦA MÌNH SỰ SỐNG LÀ MỘT MẰU NHIỆM Mầu nhiệm sự sống là một ân huệ, chúng ta chỉ biết nhân lãnh, không thể làm nên được.Chúng ta có bổn phận gìn giữ, bảo vệ và tôn trọng..
Slide 15Bào thai chính là người, chỉ khác nhau về thời gian phát triển NÔNG VÀ KÉO Người ta dùng một cái kẹp có răng Thường bào thai trên 18 tuần Vĩ xương đã cứng, người ta phải vặn và cắt Đầu phải bị đập nát bằng cách đục một lỗ hổng ở sọ và dùng máy hút để hút não bộ ra ngòai cho sọ nảo xẹp lép mới kéo ra được. THAI NHI CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI KHÔNG?
Slide 16Để đóng góp phần mình, người làm Công tác truyền thông nên bày tỏ ý nghĩa cao cả của tình yêu và tình dục tránh bất cứ điều gì coi nhẹ sự sống Và phẩm giá con người. (TMVSS 99) TÔN TRỌNG PHẨM GIÁ CON NGƯỜI CẮT DẠ CON Người ta cắt một đường trên bụng Người mẹ để lôi thai nhi ra Thường thai nhi sinh ra còn sống, người ta phải giết thai nhi bằng cách vặn cổ, bóp mũi, miệng, Hoặc nhận chìm trong nước.
Slide 17Bộ Giáo Luật hiện hành quyết định: Người nào thực sự cung cấp việc phá thai tự động chịu vạ tuyệt thông. (Số 1396) Văn hóa là tôn trọng và bảo vệ sự sống và phẩm giá con người PRO-CHOICE IS AN ABORTION Mà con người cô thế nhất, không có khả năng tự vệ nhất cần phải ưu tiên bảo vệ đó chính là các THAI NHI
Slide 18Bơm nước muối: Người ta hút bớt một phần nước dưỡng sinh trong bào thai và bơm vào đó dung dịch nước muối để thai nhi uống Và làm phỏng lớp da non của thai nhi. Sau một giờ vật lộn với tử thần, thai nhi sẽ chết. Từ hư vô, Thiên Chúa đã gọi con vào đời và cho con được làm người mang hình ảnh của Chúa. ƠN GỌI LÀM NGƯỜI
Slide 19CÁC CÁCH GIẾT THAI NHI: Máy hút: xé nát bào thai khỏi tử cung và hút ra. Nông và nạo Nông và kéo Bơm nước muối Bơm chất prostaglandia Cắt dạ con. Ai đã là người mà không bắt đầu đến từ cung lòng người mẹ. Lòng mẹ là nơi an tòan và êm ấm nhất. LÒNG MẸ BAO LA NHƯ BiỂN TRỜI ĐÃ CƯU MANG CON VÀO ĐỜI
Slide 20AI ĐÃ CẮT ĐẦU VÀ CHIA XÉ CHÂN TAY CỦA CON? Ai làm người đã không từng trải qua mọi tiến trình phát triển từ phôi thai đến thai nhi . SỰ SỐNG LÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG NGỪNG
Slide 21Phá thai luôn là một hành vi tội ác thuộc về bản chất. Đây là một hành vi chống lại Thiên Chúa, vì sự sống con người không thuộc về nó, bởi vì đó là tài sản và tặng vật của Thiên Chúa, Đấng tạo dựng và là Cha. (TMVSS, số 40) Con sẽ là đứa con ngoan, thảo kính và hiếu học. Con sẽ góp sức xây dựng xã hội một ngày một tốt đẹp hơn TƯƠNG LAI CỦA XÃ HỘI
Slide 22Con có phải là kẻ chăn giữ em con đâu? Cain không muốn nghĩ về em mình và từ chối nhận trách nhiệm mà mỗi người phải có đối với người khác. (TMVSS. 8) Con sắp mở mắt được chào đời. Ngắm nhìn khuôn mặt dễ thương của ba má. Con cám ơn ba má đã cưu mang và bảo vệ con. THIÊN THẦN CỦA CHÚA
Slide 23Phá thai là một điều tuyệt đối sai, bởi vì nó xâm phạm quyền căn bản của con người là quyền được sống. PHÁ THAI LÀ GIẾT CHẾT Con sẽ được mở mắt chào đời và chiêm ngắm nhũng kỳ công của Thiên Chúa ƠN GỌI LÀM CON CHÚA
Slide 24CON CÁI CỦA SỰ SÁNG HOA QUẢ CỦA TÌNH YÊU
Slide 25NEW BORN TRẺ SƠ SINH CON AN TÒAN VÌ CÓ MẸ CHỞ CHE HÂN HOAN ĐÓN CHÀO TRẺ THƠ VÀO ĐỜI.
Slide 26LẦN HẠT MÂN CÔI LÀ CÁCH TỐT NHẤT CẦU CHO CÁC THAI NHI ĐÃ, ĐANG VÀ SẼ BỊ GIẾT CẦU CHO CÁC CHA MẸ TRONG TÌNH TRẠNG THẤT VỌNG. CẦU CHO CÁC THAI NHI ĐƯỢC CHA MẸ ẤP Ủ YÊU THƯƠNG. Lm. Trần Việt Hùng Bronx, New York

Bảo vệ sự sống



Phá thai, ai quan tâm? Thứ năm, 08 Tháng 9 2011 23:36 Quản trị viên
Hãy là những hạt lúa rơi trên đất tốt. Hãy là những người đi thu gom những hạt lúa rơi bên vệ đường, những hạt lúa rơi vào bụi gai, đất xấu để ươm lại những ước mơ cho con người luôn xứng đáng là hình ảnh của Thiên Chúa.
Nghĩ đến chuyện phá thai bây giờ, tôi vẫn liên tưởng đến nhiều bậc cha mẹ lại khát khao có một đứa con, nhiều bậc ông bà khát khao có một đứa cháu.
Tôi có một người ông bên họ nội, sống ở một vùng ven Sàigòn khá nghèo, bà đã mất khá sớm nhưng cũng kịp để lại cho ông đến bảy người con. Rất tiếc, chỉ một trong số bảy người con ấy là đã lập gia đình, nhưng lại chẳng có con, số còn lại chỉ muốn ở vậy mà thôi. Khổ thân ông, ông mong muốn có một đứa cháu biết bao.
Có lần, đại gia đình nhà tôi cả mấy chục người đem theo cả những đứa cháu chắt nhỏ nhất đến thăm ông, ông ôm chầm lấy một đứa cháu của tôi lúc ấy chỉ mới hơn 1 tuổi mà nước mắt ông lăn dài. Vừa khóc ông vừa nói: “Ông chỉ ước ao có một đứa cháu nội hay cháu ngoại cũng được, nó què, nó đui, nó xấu xí, thế nào cũng được, vậy mà ông chẳng được...” Nghe ông nói mà cả nhà tôi đều khóc. Một ông cụ ngoài 70 chỉ mong có một đứa cháu, nghe sao mà thấy thật thương tâm !

Ngày ông mất cũng gần 80, ông đã mang cả niềm ước ao nho nhỏ mà quý báu ấy xuống mồ với tâm nguyện chưa thành. Bây giờ nghĩ lại, thật tiếc cho ông, giá mà hồi ấy tôi biết đến BVSS sớm hơn, có lẽ tôi sẽ có cách nào đấy giúp ông được phần nào an ủi !?!

Cũng có lần, công ty tôi dự tính tổ chức đi tham quan mấy ngày nghỉ lễ. Trong công ty phần nhiều là dân Công giÁo. Tôi gợi ý bỏ ra một phần thời gian trong cuộc chơi ấy để tham dự Thánh Lễ và tham quan một nghĩa trang đồng nhi nơi thành phố dự kiến đến chơi. Tôi nói rõ ràng nhưng hình như chẳng ai nghe thấy. Vẻ hờ hững hiện rõ trên khuôn mặt một số người, họ chẳng quan tâm, mà toàn là dân Công Giáo cả đấy chứ. Thế mới biết rằng đi chơi linh tinh lang tang vẫn khoái hơn là... đi lễ cầu kinh !

Tôi cũng đã thử gợi ý với nhiều người, trong học tập, trong làm việc thấy họ văn rất hay, chữ rất tốt, nhưng, viết cho Bảo Vệ Sự Sống ư, “thôi đi ông ơi, rách việc quá !” Có nhiều khi, tôi gợi chuyện Bảo Vệ Sự Sống để có thể chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ về vấn nạn này. Chuyện đời, chuyện tếu, chuyện model, hay chuyện những diễn viên hay cầu thủ này nọ, họ tham gia nhiệt tình sôi động, thế nhưng hễ đụng đến chuyện nạo phá thai là y như rằng, tôi nhận được những ánh mắt thờ ơ, ngoảnh mặt làm ngơ, thậm chí còn xì xào bàn tán cho là tôi lắm chuyện, cho là tôi rỗi hơi đi bàn chuyện đẩu chuyện đâu. Cũng có những người nín khe ánh mắt nhìn như len lén, có người hào hứng tham gia nhưng chỉ một lát sau là lảng sang chuyện khác, như không muốn nhắc tới nữa. Sao vậy nhỉ ? Tôi thường tự hỏi như thế !

Viết lên đây, tôi không có ý trách họ, vì chính bản thân tôi ngày xưa cũng thế, cũng từng thờ ơ, cũng từng hờ hững với việc Bảo Vệ Sự Sống mà có khi còn bàng quan hơn cả họ nữa. Nhìn ra xã hội hôm nay, một xã hội mà ai ai cũng co lại thủ mình, không dám xen vào chuyện người khác, cho dù chỉ là cứu giúp một người đang bị tai nạn giao thông chứ đừng nói đến chuyện “Giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”.

Một xã hội chỉ hào hứng đứng nhìn, bàn tán nhưng chẳng thấy mấy ai dám đưa tay để giúp đỡ người bị nạn. Tôi cũng đã có lần bị hành lên hành xuống chỉ vì chở giúp một người bị tai nạn giao thông vào bệnh viện, mất trắng hơn một ngày làm việc và phải để lại cả thẻ chứng minh nhân dân để điều tra. Dẫu biết là đã giúp thì giúp cho trót, nhưng dù sao cũng rất bực mình.

Đó là những chuyện nhỏ, xảy ra lồ lộ thanh thiên bạch nhật ai cũng thấy, trong khi nạo phá thai hiện nay đang là một vấn nạn khủng khiếp, thì lại nửa nạc nửa mỡ, giấu giấu giếm giếm, vừa công khai lại vừa lén lút.

Trên 3 triệu em bé bị giết hại mỗi năm. Con số khủng khiếp ấy cần bao nhiêu con người để lo liệu cho những em bé xấu số ấy, nhưng chúng ta thử nhìn lại mà xem, có được bao nhiêu nhóm BVSS, bao nhiêu Linh Mục, bao nhiêu Nữ Tu, bao nhiêu anh chị em và bạn trẻ Giáo Dân tham gia, có được bao nhiêu Nghĩa Trang Anh Hài chôn cất các cháu trên đất nước Việt Nam mình ? Tạ ơn Chúa, cũng khá nhiều, nhưng thực tế vẫn chẳng thấm tháp vào đâu so với con số hàng triệu trên kia.

Cứ thử bỏ qua khối đông duy vật vô thần chủ trương phá thai, vậy còn khối đông hơn gồm mấy mươi triệu người theo lương tâm chống lại việc giết thai nhi thì ở đâu ? Hàng 8 triệu người Công Giáo ở đâu trong vấn nạn này, sao quá ít người lên tiếng ? Ngược lại con số người Công Giáo đi phá thai lại khá cao ?

Nghĩa vụ Bảo Vệ Sự Sống phải chăng được dồn lên vai một số ít Linh Mục Tu Sĩ, và vỏn vẹn có lẽ chỉ được mấy trăm anh chị em BVSS ở các nhóm rải rác khắp nơi. Mỗi người chúng ta sao không thét gào lên một tiếng để cho thế gian này hiểu rằng: Không ai được phép xâm phạm đến quyền làm người của các thai nhi vô tội.

Thật ra, vẫn có rất nhiều người đang quan tâm đến chuyện phá thai đấy chứ. Nhưng tiếc thay, xót xa thay, họ quan tâm theo kiểu ngược lại. Một số đông đã chọn phá thai như một phương tiện cứu cánh để giữ gìn danh dự, uy tín, sĩ diện, chọn phá thai như một lối thoát cho cuộc đời đầy bất công và họ biện minh rằng đó là một hành động sáng suốt nhất. Một số không ít khác thì xem đây là một hình thức kinh doanh béo bở nhất, dễ kiếm tiền, dễ làm giầu nhanh nhất. Một số lại quan tâm đến nó như là một chính sách để xã hội được tăng trưởng kinh tế... Một số quan tâm đến phá thai theo kiểu suýt xoa cho phải đạo rồi quên đi sau đó...

Và như vậy, chỉ được một tỷ lệ nhỏ những người nhiệt thành quan tâm đến vấn nạn này bằng cả tấm lòng yêu thương đồng loại, bằng tinh thần BVSS đến cùng.

Có lẽ bây giờ chỉ có mấy đứa con nít lên ba mới không biết đến nạo phá thai là gì, chứ lứa tuổi học trò choai choai đã biết đến đủ thứ tai quái kinh hồn rồi và vì không được giáo dục hoặc giáo dục một cách phản giáo dục, chúng đã hành động mà không có lương tri và không còn đạo đức, vì bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cũng đã có chiếc đũa thần nạo phá thai hộ mệnh.

Bi kịch này rồi đây sẽ có một ngày nhân loại phải trả giá. Chắc chắn là vậy rồi, nếu chúng ta không hét vang lên cho thế giới này phải thay đổi, cho thế giới này phải công nhận phá thai là giết người và tiêu diệt nó. Cho ai ai cũng phải quan tâm đến nó như là một mối họa cho bản thân mình, gia đình mình và tương lai của nhân loại.

Hãy là những hạt lúa rơi trên đất tốt. Hãy là những người đi thu gom những hạt lúa rơi bên vệ đường, những hạt lúa rơi vào bụi gai, đất xấu để ươm lại những ước mơ cho con người luôn xứng đáng là hình ảnh của Thiên Chúa.

Đaminh PHAN VĂN DŨNG, Đồng Nai

theo TTMV DCCT



PHÁP TRƯỜNG THAI NHI ! Thứ tư, 24 Tháng 8 2011 23:27 Quản trị viên Trước khi bày tỏ cảm tưởng của mình về việc ''GIẾT NGƯỜI TRONG BỤNG MẸ'' ( qua bài thơ ''Pháp Trường Thai Nhi'' ), tôi xin kể câu chuyện về việc ''muốn phá thai'', nêu lên tấm lòng của những người ''mẹ bất đắc dĩ'' và lập trường của Giáo Hội Công Giáo chống việc phá thai như sau:

Muốn phá thai

Thiếu phụ nọ ẵm một đứa bé, bước vào phòng mạch bác sĩ và nói: ''Con tôi chưa đầy một tuổi ! Vậy mà tôi đang mang bầu một đứa khác. Đẻ dày khổ lắm ! Tôi không muốn… Xin bác sĩ làm ơn giải quyết giúp tôi cái của nợ rắc rối này''.

Bác sĩ trả lời: ''Có cách tốt hơn để giúp bà như sau: Tôi sẽ giết đứa con bà đang ẵm ! Giết đứa trong bụng bà hay đứa mà bà đang ẵm thì cũng là giết. Vả lại, giết đứa trong bụng thì nguy hiểm cho bà nhiều hơn !''

Nói xong, bác sĩ lấy con dao nhỏ, bảo thiếu phụ đặt đứa bé lên vế bà, hướng đầu nó về phía ông ta như thể sắp kết liễu đời em bé. Thiếu phụ liền nổi giận và la lên: ''Đồ khốn nạn, quân sát nhân !''

Như vậy, vị bác sĩ ấy đã thành công vì đánh động được lương tâm người mẹ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình hơn là sinh mạng của thai nhi vô tội ! ( Xin vào Phá thai là giết người trong ''youtube'' để thấy rõ hơn cái tội tày trời ấy ).

Tấm lòng người mẹ bất đắc dĩ

Nhiều bà Ấn Độ mang thai mướn vẫn thấy xót xa khi ''phải trả con mang nặng, đẻ đau'' cho vợ chồng không có khả năng sinh sản mà phải ''mướn người đẻ thay !''

Lập trường của Giáo Hội Công Giáo về Sự Sống

Theo Thông Điệp ''Evangelium Vitae'' ( Tin Mừng Sự Sống, năm 1995 ) của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, phá thai là vi phạm Đạo Đức Y Khoa vì đó tội sát nhân, hủy diệt Sự Sống ! Thai nhi là người ''vô tội, vô phương tự vệ'' !

Đức Thánh Cha và nhiều quốc gia đều lên án nạn diệt chủng, việc bài Do Thái… Nhưng nhiều chính khách, bác sĩ, nhà trí thức... khác lại ủng hộ việc phá thai vốn là tội giết người. ''Quyền giết người'' hằng loạt như thế mà được khuyến khích, được bảo vệ, lại còn được đem ra làm đề tài hấp dẫn cử tri. Rất nhiều người Mỹ Công Giáo đã không bỏ phiếu cho ông Kerry vì ông ta ủng hộ việc phá thai. Đó là một trong những lý do khiến ông thất cử như Đức Tổng Ngô Quang Kiệt đã nhận định trong bài giảng mới đây tại Tu Viện Châu Sơn.

Đức Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II phát biểu: ''Làm sao còn có thể bàn đến nhân phẩm khi mà mình lại giết những người yếu nhất và vô tội nhất ? Nhân danh công lý nào mà mình kỳ thị đến độ bất công đối với những con người như thế bằng cách tuyên bố rằng một số người này thì đáng được bảo vệ, còn những người kia thì bị từ chối quyền sống ?” ( Evangelium Vitae, số 20 )

Bác sĩ thường hỏi kỹ người mẹ muốn phá thai vài câu... Ông ta và người mẹ ấy ''không hỏi được'' đứa bé trong bụng, nhưng vẫn thừa biết rằng ''cháu'' đang ung dung, tự tại nơi CUNG LÒNG của người cưu mang mình. Nếu mẹ của ông Philipp Rösler đã giết ''ông'' từ trong bụng của bà thì làm gì bây giờ nước Đức có Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Kinh Tế và Chủ Tịch Đảng FDP là người Việt da vàng, mũi tẹt! Có không ít người là con rơi, con ngoại hôn, con nuôi, con lượm mà vẫn lãnh đạo guồng máy của một Quốc Gia, làm tướng, nhà bác học hay Linh Mục, Tu Sĩ ! Trên thế gian này, thiếu gì những chính khách có ''lý lịch''' như thế !

Ở Đức, chỉ đưa tay chạm nhẹ người phạm lỗi gì đó thì liền bị người ấy mắng ngay: ''Không được đụng đến tôi !'' Còn Đức Giáo Hoàng đương kim lên tiếng chống phá thai, tức là ''đừng đụng đến nhân quyền của thai nhi'' thì nhiều chính khách ''bị ngài đụng'' bèn lên tiếng chỉ trích ngài !

Tôi đã đọc nhiều bài viết về ''nghĩa địa thai nhi'' ở Việt Nam, chẳng hạn:


- ''Nghĩa Trang Đồng Nhi ở Nha Trang'' do một nhóm người công giáo lập nên. Bài này có đoạn như sau:

- ''Lặng người ở nghĩa trang hàng vạn thai nhi'' ( ở Huế, có 42 ngàn thai nhi bị giết ).

- ''Những cuộc an táng rùng rợn lúc nửa đêm'', được đăng trên một số trang mạng, kể lại nghĩa cử của một Giáo Dân ở Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng, Nam Định, đã đi nhặt hay tình cờ vớt được thai nhi, có đoạn như vầy: ''Ông phục kích tại đây thì phát hiện một người đàn bà ném những túi đen xuống sông vào chiều tối. Người đàn bà này vốn là bác sĩ, đã về hưu, mở phòng sản tư, chuyên môn nạo hút thai. Mỗi ngày, bà gom hài nhi lại, rồi ném xuống sông Tiêu.''

Việc làm của bà bác sĩ không phải ''lương y như từ mẫu'' vừa nêu đã khiến tôi viết bài này, kèm bài thơ dưới đây. Tôi không được phép phê phán Ngành Y Khoa ( Sản Khoa ) nói chung, mà chỉ lên án những bác sĩ thất đức như bà kia. Tôi làm theo Lời Chúa dạy là THƯƠNG NGƯỜI, nhất là trẻ thơ vô tội mà Chúa Giêsu rất yêu mến như Ngài dạy: ''Ai muốn lên Nước Thiên Đàng thì hãy nên giống như trẻ con.''

PHÁP TRƯỜNG THAI NHI



Mẹ nằm sóng soải trên giường

Để cho ''đao phủ học Trường Y ra''

Lôi con máu mủ, ruột rà

Bằng kềm bóp chặt thịt, da, đầu, mình !

Thai nhi là một sinh linh

Cớ sao mẹ để ''lý hình điêu ngoa''

Đầu toàn ''chữ nghĩa y khoa''

Giết con, mà chẳng khóc òa, xót thương ?

Đồng tình kẹp thịt, kéo xương

Thai nhi là tội tỏ tường: ''SÁT NHÂN'' !

Khẩu trang che mặt trân trân

Của người có học, bất cần Lương Tri

Nhưng còn để lộ tròng, mi

''Mắt-người-giết-chết-thai-nhi-mình-trần'' !

Tử cung là chỗ nương thân

Là nơi bảo vệ ''Hồng Ân chào đời'' !

Phá thai là TỘI TÀY TRỜI !

Dạ con đâu phải là ''nơi cầm tù'' !

Thai nhi chưa biết hận thù

Sớm mang số phận ''phù du: tàn đời'' !

Thai nhi không thét bằng lời

Nhưng hồn biết được ''họa thời, tai ương...''

Tủi thân tới số ''đoạn trường'':

Chưa sinh, đã bị coi thường, tẩy chay !

Ngày xưa ẵm mẹ trên tay

Ngoại ru cho mẹ ngủ say đêm trường...

Ngoại ơi...! Hai chữ ''Nhà Thương''

Trở thành ''Nhà Ghét, Pháp Trường Thai Nhi !''

Giết người được phép thực thi

Đánh mèo bị lộ, phải đi hầu Tòa !

Trời ơi, ''Đao Phủ Y Khoa'' !

Giết người như vậy, ''nhân hòa'' ở đâu ?

''Lương y: từ mẫu'' là câu

Mà người không chịu ghi sâu đáy lòng !

Phá thai dẫn đến chết người và tội ác

Phá thai dẫn đến chết người và tội ác
s. Tú Nạc, NMS
VietCatholic NewsGloria nay mắn sống sót. Cô là một thiếu phụ Ghana 22 tuổi. Khi Glora biết mình có thai, cô chẳng lấy gì làm vui vẻ. cô muốn được tiếp tục theo học. Thế là cô quyết định giết đứa bé trong bụng mình. Cô đã đi phá thai.

Từ lần đầu tiên có thai, Gloria đã hai lần phá. Cô đã tự mình thực hiện hai lần phá thai này, với sự giúp đỡ của một người bạn. Trong lần phá thai thứ hai của mình, cô đã cố gắng bằng mọi cách gồm uống rượu và những loại dược phẩm khác. Nhưng bằng những cách này đã không giết được đứa bé, hoặc bào thai, trong cơ thể mình. Nên cô đã cố gắng một vài cách khác kích thích hơn. Cô nó:

“Cuối cùng, chúng tôi đã cố đập vỡ một cái chai nghiền nhuyễn trộn với nước biển và Blue, một thứ bột giặt. Chúng tôi thấm hỗn hợp này vào một miếng bông gòn. Rồi tôi tự tay đưa vào.

Bằng cách này tử cung đã dẫn đến một điều tệ hại. Tôi đã bị chạy máu liên tục hơn năm ngày.”

Nhưng việc phá thai này đã mang lại hậu quả không lường cho Gloria. Hiện giờ, cô luôn luôn bị đau đớn. Nhưng cô rất sợ đi khám bác sỹ. cô không muốn bất kỳ người nào biết những gì mình đã làm.

Nhiều phụ nữ trên thế giới đã kể lại những câu chuyện khủng khiếp tương tự về việc phá thai không an toàn. Betty là một phụ nữ Ghana khác. Cô đã kể:

“Từ lần phá thai đến giờ tôi không thể mang thai được nữa. Đó là cách đây năm năm. Nhưng tôi còn gặp may bởi vì một người bạn tôi đã chết sau khi phá thai.”

Các chuyên gia nói rằng Glora và Betty là những người may mắn còn sống. Buồn thay, nhiều phụ nữ đã thực hiện những vụ phá thai không an toàn giống như vậy Dẫn đến hậu quả, nhiều vấn đề đau đớn kéo dài - ốm yếu, tàn tật, mất nhiều khả năng. Và nhiểu phụ nữ đã bị chết.

Có nhiều lý do KHÔNG thực hiện phá thai. Ở nhiều quốc gia, phá thai là việc làm hợp pháp. Nhiều chính phủ coi những hành động đó như phạm tội giết người. Tín đồ Ki-tô giáo tin rằng phá thai là chống lại ý định của Thiên Chúa. Họ xác tin rằng Thiên Chúa đã tạo dựng con người ngay khi bắt đầu hình thành sự sống – ngay cả trong thời kỳ phôi thai.

Và có nhiều cách để ngừa thai. Người ta có thể dùng những biện pháp để hạn chế sinh đẻ như bao tránh thai. Nhưng cách tốt nhất để tránh thai là không quan hệ tình dục. Người ta có thể đợi đến khi lập gia đình.

Nhưng một phụ nữ có thể làm gì khi biết mình đã mang thai một đứa con ngoài ý muốn? Trong hoàn cảnh này, người phụ nữ có thể hoang mang, sợ hãi. Cô không muốn chia sẻ những thông tin về việc thụ thai của mình vì nhiều lý do khác nhau. Có thể cô ta tin rằng gia đình, bạn bè hoặc cộng đồng xa lánh. Cô ta có thể sợ hãi về việc an toàn. Cô ta có thể nghĩ rằng mình không đủ khả năng chăm sóc đứa bé. Hoặc cô ta cảm thấy vô cùng xấu xa khi giữ lại bào thai ấy. Bất kỳ lý do gì, cô ta có thể tin vào câu trả lời là hành động phá thai – giết đứa con đang cưu mang trong bụng mình – dẫn đến một tội ác.

Viện Guttmacher làm việc để cải thiện tình dục và sức khỏe trên toàn thế giới. Họ nghiên cứu và cung cấp giáo dục công cộng cùng với việc khảo sát, thẩm vấn những chính sách công cộng tại những khu vực này. Họ cho biết “cứ một trong năm trường hợp mang thai chung cuộc là phá thai.” Con số này bao gồm cả phá thai hợp pháp và bất hợp pháp.

Thậm chí ở những quốc gia nơi mà phá thai được coi là hành động bất hợp pháp, phụ hữ luôn có thể tìm một người nào đó để thực hiện phá thai. Điều này có thể đồng nghĩa với một phụ nữ sẽ gặp một trường hợp phá thai không bảo đảm an toàn. Một số người họ tự thực hiện phá thai hoặc cùng với bạn bè. Những người khác có thể đi tới những người chũa bệnh truyền thống hoặc có khi là một bác sỹ. Mà thậm chí có một số bác sỹ đã gây ra những vụ phá thai chết người vì trình độ chuyên môn yếu kém hoặc tắc trách, vô lương tâm.

Viện Guttmacher cho biết thêm bốn mươi phần trăm của tất cả các vụ phá thai thực hiện trên thế giới đều không an toàn. Trong một số khu vực, những con số này còn cao hơn. Chẳng hạn, họ nói rằng ở Châu Phi và Mỹ La- tinh, hơn chín mươi lăm phần trăm những vụ phá thai không bảo đảm an toàn. Hậu quả dẫn đến hàng ngàn phụ nữ tử vong. Và hàng ngàn phụ nữ khác trở nên mất khả năng bình thường đối với cuộc sống.

Làm thế nào để người ta có thể ngăn chặn những trường hợp tử vong và mất khả năng bình thường này? Chúng ta có nên đặt những nơi an toàn giải quyết những vụ phá thai để duy sự sống của các bà mẹ không? Chúng ta có nên tìm kiếm những Phuong cách để cổ vũ và bảo vệ phụ nữ không? Nhiều người trên thế giới đã tranh luận về những vấn đề này. Và đối với một số người không có những câu trả lời thỏa đáng. Một vài nhóm muốn tạo việc phá thai hợp pháp. Bác sỹ Susheela Singh hướng dẫn một chương trình nghiên cứu ại viện cuttmacher về những vụ phá thai không an toàn. Cách tốt nhất để ngăn chặn cái chết của những bà mẹ từ những vụ phá thai không an toàn là cho phép những vụ phá thai hợp pháp và an toàn. Vậy, bất kỳ ai muốn một lần phá thai có thể đến đó một lần.

Nhiều chuyên gia khác không tán thành. Họ nói điều này quá ư là đơn giản để trở thành một câu trả lời thực tế.

Đất nước Nigeria là một điển hình tốt của lý do tại sao. Phá thai là hành động bất hợp pháp ở quốc gia này. Và nhiều vấn đề trong đó mà nền văn hóa tin rằng trẻ em là một ơn phúc và rằng giết chúng là một hành vi vô đạo đức. Nhưng vẫn còn, chuyên gia nói, vào khoảng 10,000 phụ nữ chết mỗi năm vì phá thai không an toàn. Một chuyên viên ở Nigeria nói rằng phụ nữ có thể phá thai an toàn ở đó. Họ không muốn đến thăm một bệnh viện công. Họ cảm thấy rất đỗi xấu hổ. Những vụ phá thai bất an toàn vẫn tiếp tục.

Thay vào đó, một số người có câu trả lời khác. Nuala Scarisbrick là thành viên của nhóm tài trợ Sự Sống Liên hiệp Vương quốc Anh. Nhóm này cho rằng phá thai là một hành động vô đạo đức. Và Nuala nói rằng phụ hữ hầu hết cần sự giúp đỡ và khuyến khích để tiếp tục mang thai. Họ cần được ủng hộ.

Saudata Sani đồng ý. Bà là một dân biểu Hạ Nghị viện thuộc Bắc Nigeria. Bà nói:

“Tạo ra nhiều vụ phá thai không phải là một lời giải. Phụ hữ cần được giáo dục về những quyền vượt lên trên thân xác của họ. Họ cần được cho những cơ hội để lên kế hoạch cho gia đình của mình. Nhưng phải được thực hiện trong một phương thức để bảo vệ giá trị đảo đức phổ biến.

Vấn đề phức tạp của việc phá thai không phải là vấn đề dễ dàng. Nhiều trẻ em không được sinh ra đã và đang phải chết. Nhiều bà mẹ cũng đã, đang phải chết. Và nhiều phụ nữ đã có những vụ phá thai thành công – an toàn hoặc không an toàn – đã hối hận về những hành động của họ. Một trong những phụ nữ này là Sharle người Nigeria. Cô đã một lần phá thai để cô tiếp tục đi học. Hôm nay, cô thực sự đã hối hận về hành động phá thai này. Cô tin rằng đó là việc làm chống lại những điều răn của Thiên Chúa.

Thánh Kinh Ki-tô giáo dạy con người nhiều điều về giá trị của sự sống – Kinh Thánh dạy rằng thiên Chúa tạo dựng mỗi con người một cách riêng biệt ngay cả khi còn ở trong bụng mẹ - một thai nhi. Những vụ phá thai không an toàn tác hại đến phụ nữ và trẻ em. Và cần có những giải pháp khác xem xét để giải quyết thụ thai không kế hoạch. Đó là điều quan trọng mà mọi người phải tìm kiếm những biện pháp ngăn chặn phá thai, dẫn đến chết người và gây tội ác này. (Nguồn: “Deadly Abortion” – L. Waid)
Hình ảnh trong bài đăng này

Kinh Cầu Với Ðức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa Cho Các Thai Nhi

Kinh Cầu Với Ðức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa Cho Các Thai Nhi
Lạy Mẹ Thiên Chúa rất thánh và là Mẹ của giáo hội. Chúng con chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho Mẹ những ân huệ cao cả. Mẹ đã được tuyển chọn bởi Chúa Cha để cưu mang Chúa Con qua quyền năng của Chúa Thánh Thần để mang đến cho thế gian sự sống mới. Mẹ là Người Nữ mặc áo mặt trời đang đau đớn lúc sắp sinh Chúa Cứu thế trong lúc Satan là con rồng đỏ đang chờ để nuốt Hài nhi Con Mẹ. Cũng như vua Hêrôđê xưa kia khi tìm giết Con Mẹ đã giết tất cả các con trai đầu lòng trong xứ Giuđê, thì hôm nay việc phá thai cũng đã giết chết tất cả những thai nhi vô tội, và khai thác những bà mẹ trong việc huỷ diệt mạng sống con người là chính Thân thể và là hình ảnh của Chúa Kitô.
Lạy Mẹ của những tâm hồn trẻ thơ, chúng con chúc tụng Thiên Chúa về những đặc ân Ngài đã ban cho Mẹ là Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ đầy ơn phúc, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ giáo hội, Mẹ đồng trinh vô nhiễm và hồn xác lên trời.
Lạy Mẹ là đấng bầu chữa những người tín hữu, chúng con nài xin Mẹ bảo vệ, che chở, và chúc lành cho những phụ nữ sắp làm mẹ, những thai nhi còn trong bụng mẹ để họ có được đời sống trên thế gian này, và nhờ Máu Châu Báu Con Mẹ đã đổ ra mà họ được đời sống viên mãn với Người trên thiên đàng. Chúng con cũng cầu xin Trái tim Sầu bi, Vô nhiễm của Mẹ cho tất cả những người đang thi hành và ủng hộ phá thai để họ được hoán cải và đón nhận Chúa Giêsu, Con Mẹ là Thiên Chúa và là Ðấng Cứu độ của họ. Xin Mẹ dùng roi khiêm nhường, và uy quyền của của Mẹ là Nữ Vương thiên đàng chống đỡ và bảo vệ những con cái của Mẹ đang phải chiến đấu với quyền lực bóng tối và thần dữ trong những ngày đen tối hôm nay.
Chúng con ước gì tất cả những thai nhi đã chết mà chưa được chịu phép rửa được rửa tội và được cứu độ của Chúa Giêsu. Chúng con xin Mẹ khẩn cầu những ơn này cho các thai nhi và xin ơn hoán cải, làm hòa và ơn tha thứ từ Thiên Chúa cho những cha mẹ và những người hành nghề phá thai.
Xin hãy tái lập lại một lần nữa lịch sử của thế gian này trong quyền năng vô hạn của lòng thương xót Chúa, và ra tay uy quyền chấm dứt mãnh lực của ma quỷ. Ước gì lương tâm nhân loại được biến đổi. Ước gì Trái tim Sầu bi và Vô nhiễm Mẹ tỏ ra cho mọi người tia sáng của hy vọng. Ước gì Chúa Giêsu là Vua ngự trị trên mỗi người chúng con, trong gia đình, lối xóm, quốc gia, và trên toàn thể nhân loại.
Ôi lòng khoan dung, Ôi lòng nhân ái, Ôi lòng dịu hiền của Mẹ Maria khiết trinh, xin nghe lời chúng con khẩn cầu và tiếng kêu tha thiết từ trái tim của chúng con. Xin Mẹ là Mẹ Thiên Chúa bảo vệ những thai nhi và cầu bầu cho chúng con. Amen. ----------------------------------------------------------------
[Thông điệp cá nhân (Sign Abba's)]
Lạy Chúa, Con Đây!
---sign---Giáo xứ Nam Am giaoxunamam.com
+ facebook: facebook.com/gxnamam

Bảo vệ sự sống của các Thai Nhi

Bảo vệ sự sống
của các Thai Nhi


Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
ÐTC Gioan Phaolô II đã viết thư yêu cầu các Giám Mục Ðức minh xác rõ ràng trong bản văn của giấy chứng nhận sự cố vấn của giáo hội, rằng các phụ nữ đến xin cố vấn tại các văn phòng cố vấn Công Giáo không được dùng giấy chứng nhận để phá thai. Thể theo lời yêu cầu của ÐTC, hôm thứ Tư ngày 23/06/99, Ðức Cha Karl Lehmann, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Ðức, đã tuyên bố rằng Hội Ðồng Giám Mục Ðức sẽ tuân hành lời yêu cầu của ÐTC và từ đây, tất cả giấy chứng nhận đến từ các văn phòng Công Giáo cố vấn về phá thai, sẽ kèm theo lời cảnh cáo rằng, giấy chứng nhận này không thể được dùng phá thai một cách hợp pháp theo luật của Chính Phủ Liên Bang Ðức.

http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/99huan/phathai.htm
Tổng thống George Bush ký đạo luật cấm phá thai bán phần
Phá Thai vẫn là vấn đề gây nhiều chia rẽ
Ủng hộ nghị quyết cấm sản sinh con người theo phương pháp vô tính
Vận động ngăn cấm việc sản sinh con người theo phương pháp vô tính
Yêu cầu Thượng Viện Hoa kỳ thông qua luật cấm phá thai bán phần
Dự Luật Chống Phá Thai Sanh một phần của Hoa Kỳ
James Scott Pendergraft, bác sĩ phá thai quận Marion, bị kết án 30 năm tù
Chính phủ Nicaragua trục xuất các bác sĩ và y tá Hoa Kỳ hành nghề phá thai
Nurse sues employer after refusing to give abortion pill
HÐGM Pháp phê bình quyết định phát thuốc phá thai cho nữ học sinh
570 đại biểu tham dự hội nghị chủ đề "Tình Yêu, Sự Sống và Gia Ðình"
Kitô hữu có nhiệm vụ chống lại các chính phủ chủ trương phá thai
Văn Kiện Tòa Thánh lên án việc giết bớt những trứng đã được thụ tinh
Lập Trường của Giáo hội đối với những người đồng tính luyến ái
Tự hào của Người Ðồng Tính Luyến Ái không thể hạ giảm xuống tính dục mà thôi
GHCG Brazil cảnh cáo một linh mục phân phát bao cao su để ngừa HIV
Tân tổng thống Argentina phải giữ cam kết bảo vệ sự sống
Kêu gọi chú ý tới các vấn đề luân lý và đạo đức y khoa
Nghĩa Trang tại Pleku dành cho những thai nhi không được sinh ra
Các trung tâm cố vấn của Công Giáo tại Ðức ngưng cấp giấy chứng nhận
Lãnh đạo tôn giáo Argentina kêu gọi đừng đưa tôn giáo vào chính trị
Giám Mục Ðức cam kết tiếp tục công tác hỗ trợ cho phụ nữ đang mang thai
Ðức Cha Karl Lehman tiếp tục giữ ghế chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Ðức
Ðức Cha Karl Lehmann được bầu làm chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Ðức
Giáo Hội Công Giáo Ðức sẽ tiếp tục cố vấn tại các trung tâm cố vấn phá thai
giới trẻ Công Giáo Hàn Quốc ủng hộ việc phá thai hạn chế
Càng nhiều tín hữu Mêhicô tham gia chiến dịch chống phá thai
Phẩm Giá và Quy Chế của Bào Thai Con Người
Những cuộc phản đối ôn hòa trước các bệnh viện phá thai tại Hoa Kỳ
Lên án việc loại bỏ các sơ sinh mắc hội chứng Down
Chiến dịch xin chữ ký yêu cầu tôn trọng quyền sống của thai nhi từ lúc thụ thai
Kết quả khóa họp LHQ: Không được phép biến phá thai thành một "nhân quyền"
Hạ viện Hoa Kỳ nghiêm cấm các khoản viện trợ dành cho phá thai
Các Ðức Giám Mục Pháp lên tiếng về luật cho phép phá thai
Tuần hành phản đối sự hiện diện của Giáo Hội Ðức trong các trung tâm cố vấn phá thai
Mạnh mẽ phản đối việc chính phủ hợp thức hóa hành động làm cho tuyệt sản
Chính phủ và nhiều cơ quan tại Ðức bối rối trước quyết định của HÐGM
ÐTC gửi sứ điệp cho Phong Trào Bảo Vệ Sự Sống tại Hoa Kỳ
Ngăn ngừa không cho một em gái 10 tuổi phá thai

Thắp sáng cây nến bảo vệ sự sống thai nhi.

Thắp sáng cây nến bảo vệ sự sống thai nhi.
Ngày nay nhân phẩm con người thường bị chà đạp dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau, nhất là ở những quốc gia đất nước theo chế độ độc tài vô nhân đạo.
Ngay ở những nước văn minh có luật pháp tôn trọng bảo vệ nhân quyền, bảo vệ sự sống, cũng đã và đang có những lý luận làm thành luật để trung lập hóa, hay hợp thức hóa việc phá hủy sự sống con người từ khi còn là thai nhi, bào thai trong lòng người mẹ, còn tệ nữa nạn cạo phá thai.
Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã lên tiếng than phiền lo âu về “nền văn minh sự chết” do tệ nạn này mang đến cho xã hội nhân loại.
Giáo Hội Công giáo không ngừng nghỉ kêu gọi lương tâm con người, lương tâm những nhà cầm quyền làm ra luật pháp cùng thi hành luật pháp trong xã hội, hãy tôn trọng bảo vệ sự sống thai nhi bằng mọi cách. Vì sự sống con người là món qùa tặng cao qúy nhất do Thiên Chúa tạo dựng ban cho.
Cha mẹ, vợ chồng không phải là người biến chế tạo nên sự sống con mình. Nhưng họ là người đón nhận sự sống thân xác hình hài, trí tuệ tinh thần của con mình từ trời cao ban cho.
Sự sống toàn diện con người không phải là sản phẩm món hàng hóa. Nhưng là hình ảnh của Thiên Chúa tạo dựng nên.
Mùa Vọng năm nay, chiều ngày thứ bảy 27.11.2010, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. tại vương cung thánh đường Thánh Phêrô bên Roma cùng với tòan thể dân chúa khắp hoàn vũ đọc kinh chiều cầu nguyện cho việc bảo vệ tôn trọng sự sống thai nhi.
Cùng với toàn thể Giáo Hội hòan vũ chúng ta cùng thắp sáng cây nến mùa Vọng, ngọn nến chiếu tỏa ánh sáng sự sống Chúa Giêsu mang xuống từ trời cao cho trần gian đang đi trong đêm tối tội lỗi.
Và cùng với Đức Thánh Cha chúng ta cùng đọc lên cầu nguyện VÌ SỰ SỐNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI

LẠY CHÚA GIÊSU
Đấng luôn trung tín viếng thăm và đổ tràn đầy bằng sự Hiện Diện của Ngài, trên Giáo Hội và lịch sử con người. Là Đấng trong Bí tích đáng ca tụng Mình Máu Thánh Ngài, cho chúng con dự phần vào Sự Sống của Thiên Chúa, và cho chúng con được nếm trước niềm vui sự sống đời đời, chúng con thờ lạy Chúa và chúng con chúc tụng Chúa.

Sấp mình trước mặt Ngài, nguồn sự sống và là Đấng yêu mến sự sống, Đấng hiện diện và hằng sống thật sự giữa chúng con, chúng con nài xin Chúa:

Xin hãy đánh thức trong lòng chúng con sự tôn trọng đối với mọi sự sống con người đang nảy sinh.

Xin hãy làm cho chúng con có khả năng nhìn ra trong hoa trái lòng người mẹ, công trình kỳ diệu của Đấng Tạo Hoá.

Xin hãy cho tâm hồn chúng con sẵn sàng đón nhận quảng đại mọi con cái đến với sự sống.

Xin hãy chúc lành cho các gia đình, Xin hãy thánh hoá sự kết hợp vợ chồng, xin hãy làm cho tình yêu họ đơm hoa kết trái dồi dào.
Xin hãy ban ánh sáng Thần Khí Chúa cho những chọn lựa của các hội đồng lập pháp, để các dân các nước nhìn nhận và tôn trọng tính chất thánh thiêng của sự sống, của mọi sự sống con người.
Xin hãy hướng dẫn công việc của các nhà khoa học và các thầy thuốc, để sự tiến bộ góp phần vào thiện ích trọn vẹn của con người, để không hữu thể nào bị huỷ diệt hoặc phải chịu bất công.
Xin hãy ban một đức bác ái sáng tạo cho các nhà quản lý và những người cung cấp tài chính, để họ biết cảm nhận và xúc tiến những phương tiện khả dĩ, hầu cho các gia đình trẻ có thể mở ra một cách an lành cho sự ra đời của những đứa con mới và trong lòng nhân hậu của Ngài, xin hãy khấng ban!
Xin hãy dạy hết thảy chúng con chăm sóc các trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi, để chúng có thể hưởng được hơi ấm tình thương của Ngài, được hưởng sự an ủi của Trái Tim cực thánh của Ngài.
Kính chào Đức Maria, Mẹ Ngài, Đấng có lòng tin vĩ đại, Chúa đã mặc lấy bản tính con người chúng con trong lòng Mẹ, chúng con chờ mong từ Ngài, Điều Thiện Hảo và là Đấng Cứu Độ độc nhất và thật sự của chúng con.
Xin hãy ban cho chúng con sức mạnh yêu thương và phục vụ sự sống, trong khi chờ được sống mãi mãi trong Ngài, trong sự hiệp thông của Ba Ngôi Cực Thánh.
Amen.
Đức Quốc, Mùa Vọng 2010
Giuse Đinh kim Tân

Sức sống mãnh liệt

Sức sống mãnh liệt

Cách đây 1 tháng, độc giả BVSS đã được thông tin về sự sống sót kì lạ của em bé Nguyễn Quyền Năng khi em bị người mẹ phá thai ở tháng thứ 7, em đã được các thành viên BVSS Thái Hà đưa đi cấp cứu kịp thời (khi lấy xác em về để lo an tang, vẫn thấy em đang thở thoi thóp trong chiếc túi linon đen kịt). Đến thời điểm hiện tại, nhờ lời cầu nguyện và sự săn sóc tận tình của các thành viên mà em bé đã sống lại từ cõi chết, khỏe mạnh và đã được xuất viện.
Thông tin về sự sống của em bé đã làm bao trái tim nhân ái của độc giả vui mừng, khi suốt một thời gian lo lắng, hồi hộp cho sức khỏe của bé.
“Niềm vui nối tiếp niềm vui”. Ngày hôm qua (26/9) cả nhóm BVSS Thái Hà lại được vui mừng khi nghe tin đã cứu được một em bé trong hoàn cảnh tương tự.
Bé Nguyễn Thái Hà, 6 tháng 3 tuần tuổi (chưa đủ 9 tháng 10 ngày)
Nửa đêm 25 rạng sáng ngày 26, anh Quyền nhận được một cuộc điện thoại thông tin về tình trạng của một em bé bị phá thai ở tháng thứ 7 chưa chết mà vẫn đang thoi thóp trên bàn đẻ. Không chờ đợi gì hơn, sau khi xin địa chỉ của bé và thông báo cho 2 thành viên nhóm, anh cùng mọi người tức tốc lên đường. Lúc đó chừng 11 giờ, xe lao vun vút trong đêm, tất cả mọi người chỉ mong làm sao đến với em nhanh nhất để đưa em đi cấp cứu kịp thời nếu không sẽ là quá muộn. Khi đến nơi, hình ảnh một em bé mới sinh, mặt đầy máu, đang nằm thoi thóp đã khiến cho bao con người phải xúc động. Nhanh như chớp người bế người bồng, người lái xe quay đầu mang em về cấp cứu ở bệnh viện nhi trung ương. Trên đường đi, em bé đã được các thành viên đặt tên : Nguyễn Thái Hà.
0h30 ngày 26 tháng 9, bé Nguyễn Thái Hà đã được nhập viện nhi trung ương trong tình trạng đẻ non, suy hô hấp. Sự lo lắng cho sức khỏe của bé hiện rõ trên từng nét mặt của các thành viên. Đến sáng khi bác sĩ thông báo em bé đang dần hồi phục, nhịp tim, huyết áp đã trở lại bình thường, lúc đó các thành viên mới thực sự thở phào nhẹ nhõm. Tạ ơn Chúa!
Bao công sức của các thành viên đã được đáp trả bằng nụ cười hạnh phúc, niềm vui đã làm cho họ quên đi những khó khăn mệt nhọc trong đêm.
Đây đã là em bé thứ 2 trong tháng mà nhóm BVSS cứu được trong hoàn cảnh ngặt nghèo. So với số các em bé bị phá bỏ trong một ngày thì số 2 thật là bé nhưng ý nghĩa về sự sống của 2 bé sao mà lớn thế!
Những nỗ lực không mệt mỏi trong công việc bảo vệ sự sống vẫn đang được trả lời bằng những con số nhỏ thôi nhưng lại là niềm an ủi lớn lao tới tất cả các thành viên BVSS. Mong rằng sẽ còn nhiều em bé được cứu sống, nhưng không phải là trong tình trạng như bé Quyền Năng và bé Thái Hà.
Thông tin về tình trạng bé Nguyễn Thái Hà sẽ được chúng tôi cập nhật trong các bản tin sau.
BVSS Hà Nội

Thêm một thai nhi được cứu sống

Thêm một thai nhi được cứu sống


Tuổi già, suốt đêm trằn trọc không ngủ. Vừa nằm đọc kinh, vừa ngủ thiếp đi thì khoảng 4 giờ sáng nghe tiếng chuông điện thoại réo. Tôi thức giấc nghe… thoạt đầu tôi cứ tưởng con gái tôi hoặc người thân từ nước ngoài gọi về. Tôi nhấc máy với giọng không vui trả lời : Alô, alo, gọi gì mà sớm thế? !!!...

Sau một hồi hỏi tôi mới rõ là điện thoại của một y tá ở một phòng khám tư nhân gọi đến báo cho biết: Có một ca sinh viên khóc lóc đến xin phá thai 35 tuần tuổi từ tối… Không người bảo lãnh, không có tiền..v.v.. thai nhi con gái khoảng 2 kg… đã bắt đầu trở dạ…Nghe y tá nói môt thôi một hồi… Tôi phải ngắt lời và nói: Trường hợp này, cháu đã trở dạ, chị cứ cho cháu sanh bình thường. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm mọi chi phí cho cháu sanh mà không cần làm Kovak cho em bé ra non dễ chết ngạt… Họ chỉ biết đến tiền… khi có người bảo lãnh rồi thì an tâm…. Nhưng tôi, tôi không sao ngủ tiếp được. Cứ nửa giờ, một giờ tôi gọi điện thoại xem tình hinh em bé thế nào và tôi cầu nguyện: Xin Chúa thương đến bé v..v.. Đến 7 giờ sáng 22/10/2011 tôi mới báo cho một em trong nhóm BVSS cùng tôi đến phòng khám để trực tiếp theo dõi xem sao. Họ không cho lên phòng sanh gặp mẹ bé mà chỉ được ngồi đợi ở dưới… Đến gần trưa tôi về nhà ăn cơm.

Vừa ăn xong, nghe tiếng điện thoại báo cháu đã sanh, không biết có cứu sống được bé không…. Tôi vội vàng ba chân 4 cẳng tới nơi thì mẹ bé vẫn nằm trên bàn sanh… bé vừa ra đời không khóc, da tím ngắt như quả bồ quân. Quấn vội tã lót cho bé, và gọi taxi đưa ngay về DCCT Thái Hà. Trên taxi tôi ôm bé vào lòng tôi thầm cầu nguyện và hô hấp trên miệng bé bằng một miếng gạc để bé thở… Sau nhiều lần hô hấp giúp bé. Da bé từ tím trở lại hồng hào và bé bắt đầu o..e.. khóc. Tạ ơn Chúa, đúng khi bé khóc thì xe taxi cũng tới nhà Thờ Thái Hà..

Vào trưa thứ 7 nên nhà thờ rất đông người xem lễ. Tôi đưa cháu vào phòng y tế và chờ Cha đặc trách BVSS Nguyễn Kim Phùng rửa tội cho cháu. Tôi đặt tên Cháu là Maria Trần Hương Huyền (tức Hường). Sau đó anh Bình và Nga, Huyền trong nhóm đưa cháu lên nhà mở.

Thông tin về bé Maria Hương Huyền chúng tôi sẽ tiếp tục báo sau. Xin tất cả mọi người hãy cầu nguyện nhiều cho bé Maria Hương Huyền. Xin chân thành cảm ơn các bạn đã đọc tin này và loan báo cho nhiều người cùng hiệp nguyện cho bé nhé.

Maria Trần Thị Hường
BVSS Hà Nội
ĐT: 0945.728.084

Cảm ơn mẹ vì đã cho con vào đời

Cảm ơn mẹ vì đã cho con vào đời
Con được kết tinh bởi đất trời.
Bởi tình yêu nở lúc thăng hoa
Hồng ân tạo hóa trao quyền sống
Bình đẳng giữa đời với thế nhân.

Bình yên phó thác cung lòng mẹ
Mạch sống nối dòng khí huyết chung
Tâm sinh nối kết đôi nhịp đập
Hai trái tim hồng mẹ với con.

Có hạnh phúc nào hơn được sống
Trong lòng từ mẫu của riêng con
Đợi chờ ngày tháng hoa ra nhụy
Biết mặt cha hiền biết mẹ yêu

Tưởng rằng con sẽ là nguồn phúc
Nhưng không, giờ biết thế đã lầm
Mẹ cha đâu muốn con hiện hữu
Con là tai họa chẳng chờ mong

Tiếng cha gầm thét hơn giông tố
Chối từ giọt máu đứa con thơ
Nghiệt ngã lạnh lùng quay đầu chạy
Bỏ mặc người yêu đứng thẫn thờ.

Mẹ về cúi mặt trong nước mắt
Rối bời tâm trí quá bơ vơ
Đơn côi hậu quả sao nặng gánh
Mặt mũi còn đâu với thói đời.

Thú tội quỳ xin với Ông bà
Con đà trót dại hãy cưu mang
Mẹ chưa kịp nói ông đã quát
Biến khỏi nhà tao đứa chửa hoang

Khẽ lau nước mắt bà câm nín
Lén ông dúi vội chút tiền tiêu
Bố mày nói thế tao đành chịu
Đi khuất đừng về đứa con hư.

Mẹ bước chơ vơ giữa chợ đời
Không nhà, không cửa chẳng người quen
Tương lai ôi thấy sao mù mịt
Liều tính mang con đến pháp trường.

Từ mẫu lương y hớn hở mừng
Thêm một con nhạn đã sa chân
Chỉ tiêu cuối tháng hoàn thành sớm
Một chút nữa thôi túi có tiền.

Con ơi xin hãy tha cho mẹ
Dù có thương con cũng đành thôi
Mẹ giờ không thể cưu mang nữa
Đừng oán đừng than trách mẹ nhiều

Nỗi sợ trong con cứ lớn dần
Theo từng nhịp trống của con tim
Thì thùng lởn vởn quanh thần chết
Bức rứt âm u đến rợn người

Con đã gào lên với mẹ rằng
Xin đừng làm hại đến con thơ
Van xin, cầu khẩn con nài nỉ
Mong phút hồi tâm mẹ dủ tình

Đáp lại lời con là tuyệt vọng
Mẹ giờ giá lạnh tận lương tâm
Phút cuối cam lòng buông tay chịu
Giã biệt tử sinh trống điểm rồi

Ngay giờ phút cuối buổi sinh ly
Bỗng đâu tiếng vọng của lương tri
Lời kinh MẸ ĐẤNG ĐẦY ƠN PHÚC
Thánh hóa mẹ yêu đã chuyển lòng

Hồng ân tựa thác nguồn chan chứa
Đỡ nâng mẹ đến bến bình an
Tình yêu cháy bừng và sáng tỏa
Mẹ đã cho con sống vào đời.

Cám ơn mẹ và cám ơn Trời.



Đaminh Phan Văn Dũng

Giấc ngủ của thiên thu

Giấc ngủ của thiên thu
“Suỵt…
Nói khẽ thôi, các em còn đang ngủ” (*)
Đừng lay động, những giấc ngủ ngàn thu
Lá trên cây còn vi vu giấc điệp
Gió thì thào phải lén khẽ ru em.

Con chim sáo nghẹn ngào không hót được.
Bóng mây trời, còn níu cả chân đi
Vì nơi đây, ngàn vạn thiên thần nhỏ
Vẫn say sưa, giấc ngủ cuối trong đời

Chân bước nhẹ cỏ hoang người lạc lối
Nén hương trầm bay ngát ngập không gian
Hạt sương sớm ngân nga thương giọt lệ
Lóng lánh buồn trên mi mắt nhân gian.

Mộ bia đấy, chiếc nôi đời em đấy
Dòng sữa thơm, thay bởi khói nhang thơm
Đôi tay mẹ, hay vòng tay đất lạnh
Ngủ đi em, em hãy ngủ đi em.

Ngủ đi em, giữa hàng hàng mộ chí
Cho vơ nằm, vô vọng đợi người thân
Mộ không tên, không hình… mộ không tuổi
Mộ ngục tù bởi hàng số ghi danh.

Ở nơi đây, không còn ai lớn nhỏ
Chẳng mấy người, qua được một hoàng hôn
Cùng chưa được một lần lên tiếng khóc
Lúc chào đời buộc ngủ với thiên thu.

Nằm chen chúc, lô nhô cùng cỏ dại
Để nhân trần, vẫn thèm khát bon chen.
Em nằm đó, như hàng vạn dấu hỏi
Mỏi mòn trông, ai sám hối trở về.

Tôi ước được, một lần ru em ngủ
Và ước mình, hát được một điệu ru
Ngủ đi em, xin em đừng tỉnh mộng
Để cùng tôi, em thôi khỏi giật mình.

Vạn tia nắng, hay vạn hàng thập tự
Dội xuống đời, lay tỉnh vạn tâm sinh.

Đaminh Phan Văn Dũng
TIẾNG KÊU KHÔNG LỜI ĐÁP

“Phá Thai ! Có nhiều người không quan tâm đến chủ đề này. Sau cơn khoái lạc trong chốc lát giữa một chàng trai và một cô gái thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là phá thai. Hầu như đứa trẻ vô tội trong lòng người mẹ đó sẽ trở thành nạn nhân hoặc con mồi. Tôi hy vọng rằng bài thơ này sẽ thay đổi tâm trí nhiều những ông bố bà mẹ, hầu mong tiếng kêu không lời đáp của đứa trẻ vô tội sẽ có cơ hội sống ! Xin đừng gọi con bạn bằng cái tên phá thai !”
(Littin Thomas Modoor)

Chín tháng mười ngày lặng lẽ trôi,
Ấp ủ nuôi con bằng máu tươi;
Con lớn khôn dần trong lòng mẹ,
Chớ bỏ con đi… mẹ yêu ơi !
Lẽ nào mẹ không nghe tiếng con ?
Lẽ nào mẹ phải chọn đường cùng ?
Sớm thấy mặt con, không hạnh phúc ?
Bầu trời trăng sao con ước mong.
Con nhìn ngắm mẹ trong cung lòng
Đếm từng ngày tháng con chờ mong
Lẽ nào mẹ hết đường chọn lựa ?
Lẽ nào mẹ không nghe tiếng con ?
Mẹ ơi, con rất thích đồ chơi
Con hứa dâng Mẹ những niềm vui;
Xin đừng coi con như gánh nặng,
Mẹ thay đổi đi kẻo đã rồi.
Lẽ nào mẹ không nghe tiếng con ?
Lẽ nào mẹ phải chọn đường cùng ?
Mẹ mơ thấy con vui đùa giỡn
Con mong ngày đó sớm rạng đông
Lẽ nào mẹ không nghe tiếng con ?
Lẽ nào mẹ phải chọn đường cùng ?
Lẽ nào đời con phải kết liễu…
Chớ để đời con quá khứ buồn.
Trong cung lòng mẹ, con đùa chơi,
Ngọ nguội đôi chân Mẹ vỗ tay
Xin hãy cho con cơ hội sống
Nếu không… con vẫn tha cho Người
Lẽ nào Mẹ không nghe tiếng con ?
Lẽ nào Mẹ phải chọn đường cùng ?
Mẹ ơi, đời con là vấn nạn
Đừng gọi “Phá thai” tủi thân con !
Tác giả: Littin Thomas Modoor
ĐÌNH CHẨN phỏng dịch 28.11.2011

UNHEARD VOICE
“Abortion ! There are people who do not care about this topic. For a moment of fun between a boy and girl often ends in the serious topic of abortion. Mostly, the innocent child in mother's womb becomes the victim or prey. I hope this poem will change many mother's and father's mind so that the innocent unheard voice will get a chance to live ! Please don't give your child the name of abortion !”

(Littin Thomas Modoor)

Nine months are slowly getting close,
I am surrounded by the blanket of yours;
Slowly I am growing in your womb,
Please don’t send me to the tomb;
Oh mother, can’t you hear my voice ?
Don’t you have another choice ?
Aren’t you happy ? You can see me soon,
I am excited to see the world of sun and moon;
In your womb, I am counting days,
To show you mother, my little gaze;
Oh mother, can’t you hear my voice ?
Don’t you have another choice ?
Mother, I am excited for my first toy,
I promise I will become your joy;
Please don’t feel me as a burden,
Whatever you decide cannot be undone;
Oh mother, can’t you hear my voice ?
Don’t you have another choice ?
I know you are waiting to see me play,
More than you I am excited to see that day;
Oh mother, won’t you start my life story,
Please don’t make my life a history;
Oh mother, can’t you hear my voice ?
Don’t you have another choice ?
I am excited to play in your lap,
With my deeds, I will make you clap;
Oh mother, give me a chance to live,
Even if you don’t, I will forgive;
Oh mother, my life is now a question,
Please don’t give it name of abortion.

Theo bvss.org

Tiếng kêu cứu của thai nhi


Con muốn tỏ cho mẹ cha được biết
Con đã là người với tim óc, tứ chi
Mẹ cha đừng nghĩ, con chẳng biết gì


Chỉ có nói là con chưa biết nói
Hãy sinh con ra ! Nghe theo tiếng gọi
Của chính con – Của nhân loại lương tri
Cho con thành người – Con mong mỏi quá đi !
Nhẫn tâm giết – Tội sát nhân gớm ghiếc !
Con, kết tinh của tình yêu tha thiết
Của mẹ cha – Của linh khí, anh hoa
Của yêu thương – Của tình ái chan hoà
Của son sắt – Của tơ duyên vĩnh cửu !
Sao giờ đây mẹ cha lại dè bỉu
Chính đứa con, giọt máu của mẹ cha ?
Chính đứa con đã kết nụ đơm hoa
Từ ân ái – từ tình yêu trân quí ?
Cho con ra đời – Dù không hoan hỉ
Bỏ con nơi bố thí, viện tế bần
Dù cùng cực, sống khốn khổ bần dân
Con muốn sống muôn ngàn lần hơn chết!
Những lời này thật vô cùng tha thiết
Là những lời òa vỡ tự trái tim
Xin ngưng tay ! Hãy bớt giận ! Con xin
Để con sống dù không nhìn con nữa !
Con lạy mẹ cha trăm ngàn lạy nữa
Hãy để con – Cho con được sinh ra !
Ngày chào đời bằng tiếng khóc oa oa
Chính là ngày con vô cùng sung sướng !
Xin hãy gắng – Hãy thương con, rộng lượng
Mẹ cha không… tủi hổ bởi con đâu
Con nằm đây, hai tay chắp, khấn cầu
Xin Thượng Đế cho mẹ cha can đảm !
Cha thương con ! Chớ giết con, mẹ nhá !

Ngày Nhi Đồng Quốc Tế,
Xuân Vũ TRẦN ĐÌNH NGỌC
VÌ MộT NềN VĂN HÓA Sự SốNG!

"Khoa học của nền văn minh là phải làm dồi dào thêm thức ăn trên bàn tiệc cuộc đời, chứ không phải tìm cách loại bớt đi những thực khách". (Đức Thánh Cha Phaolô VI phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, năm 1965).
Công đồng Vativcan II đã khẳng định phá thai là tội ác ghê tởm chống lại sự sống: "Sự sống ngay từ lúc thụ thai đã phải được giữ gìn hết sức cẩn thận: phá thai và giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm" (GS 51).
Giáo huấn luân lý Kitô giáo luôn luôn coi phá thai là một trọng tội: “Ngay từ thế kỷ thứ nhất, Hội Thánh đã khẳng định mọi vụ phá thai đều là tội ác luân lý. Giáo huấn đó không thay đổi. Giáo huấn đó vẫn luôn luôn không thể thay đổi. Việc phá thai trực tiếp, nghĩa là, hoặc được muốn như mục đích hoặc được muốn như phương tiện, đều trái ngược một cách nghiêm trọng với luật luân lý” (GLHTCG. số 2271).
Bộ Giáo Luật hiện hành điều 1398 qui định: “Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết (Latae sententiae)”. Việc không hề biết là mình lỗi luật không làm cho luật mất giá trị, có nghĩa là dù không biết, luật vẫn buộc. Sau khi luật ban hành, giả thiết là mọi người đều phải biết.
Tuy nhiên, tôn trọng sự sống thai nhi không phải là một vấn đề tôn giáo. Khoa học đã chứng minh thụ thai, phôi là một con người mà cuộc sống phải được tôn trọng; và phá thai nhất định là một TỘI ÁC GIẾT NGƯỜI.

Thánh lễ tại nghĩa trang Thiên Thần

Thánh lễ tại nghĩa trang Thiên Thần – Ngọc Lâm – Thái Nguyên

“Ở nơi Người là sự sống
và sự sống là ánh sáng cho nhân loại”(Ga 1,4)
Trong tâm tình đầu mùa vọng và ngày cuối cùng của tháng cầu cho các linh hồn. Tối ngày 30 tháng 11 vừa qua. Tại nghĩa trang thiên thần giáo xứ Ngọc Lâm đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho các em thai nhi.
Ngày hôm nay như ngày truyền thống của các bạn SVCG TháiNguyên, cứ đến ngày cuối của tháng 11 tất cả các Sinh Viên lại gặp mặt nhau tại điểm hẹn Nghĩa Trang Thiên Thần. Có rất đông các bạn SVCG Thái Nguyên đã tình nguyện đến dọn dẹp, chuẩn bị cho buổi lễ được diễn ra từ sớm, nghĩa trang được quét dọn sạch sẽ và được trang trí bằng những bông hoa trắng rất đẹp.
Càng gần đến giờ lễ, đoàn người kéo về nghĩa trang càng đông. Trước Thánh lễ, quý Cha và cộng đoàn cùng nhau bước vào chương trình diễn nguyện “Tiếng chuông sự sống” do các diễn viên không chuyên đến từ SVCG Thái Nguyên thể hiện. Chương trình diễn nguyện ngắn gọn, chỉ trong vòng 20 phút nhưng thực sự đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người. “Tiếng chuông sự sống” đã lên án tội ác của những người đã cướp đi mạng sống của các em thai nhi. Đánh động những người đang hờ hững, thờ ơ với sự sống con người. Và tiếng chuông ấy đồng thời cũng thúc đẩy mỗi người hãy biết tôn trọng, biết đứng lên bảo vệ sự sống.

Không khí của nghĩa trang trầm lắng trong cái se lạnh của mùa đông và

tiếng kêu của các em thai nhi, những điều mà những người làm cha, làm mẹ chưa bao giờ được nghe đã được vọng lên. “Mẹ ơi! Con đau lắm, con lạnh lắm. Sao cha mẹ lại giết con. Sao thân con lại bị xé nát thế này? Mẹ ơi! Con muốn được nhìn thấy những tia nắng mặt trời. Con muốn được uống dòng sữa ngọt ngào của mẹ. Con muốn được ôm ấp trong bàn tay yêu thương của cha. Nhưng tại sao con lại chẳng bao giờ được những điều đó. Con đã làm gì sai để bố mẹ phải bỏ con?”. Những giọt nước mắt rơi xuống. Có những giọt nước mắt hối hận của những người cha, người mẹ. Có những giọt nước mắt thương cảm cho số phận của các em. Có những giọt nước mắt trăn trở tự hỏi lòng mình “Lạy Chúa con phải làm gì để bảo vệ sự sống?”

Kết thúc vở kịch, cộng đoàn cầm trên tay mỗi người một ngọn nến, một bông hoa, một nén hương thắp lên mộ các em làm cho bầu khí bớt cô đơn và ấm áp hơn. Nghĩa trang tràn ngập ánh sáng của những ngọn nến lung linh, khói hương tỏa lan như làm mọi người xích gần lại với các em.

Trong tâm tình đầy tha thiết, cộng đoàn cùng quý Cha bước vào thánh lễ. Thánh lễ diễn ra trong sự trang nghiêm và sốt sắng. Trong bài giảng Cha Giuse Nguyễn Quốc Toản có nói :“Tiền tài, danh vọng có là gì? Sự sống mới là điều quý trọng nhất và đó là một Hồng Ân Thiên Chúa ban cho con người” và “không có một tội lỗi nào kinh khủng hơn tội lỗi của những người đã giết đi chính đứa con của mình”.

Kết thúc buổi lễ. Cha chủ tế Phanxico Xavie đã thay lời các em thai nhi nói lên lời cảm ơn và lời kêu gọi tất cả mọi người “Hãy đứng lên bảo vệ sự sống”.

“Lạy Chúa, Chúa đã ban sự sống cho chúng con. Chúng con thật hạnh phúc khi được sinh ra và được sống trên thế gian này. Xin cho chúng con luôn biết can đảm đấu tranh bảo vệ sự sống để làm chứng cho Chúa.”
Hoàng Lan (SVCG Thái Nguyên)

BẢO VỆ SỰ SỐNG – BẢO VỆ NHÂN LOẠI

BẢO VỆ SỰ SỐNG – BẢO VỆ NHÂN LOẠI

Bảo vệ sự sống, nghe sao mà đau lòng quá. Sự sống đang bị đe dọa nghiêm trọng, cần được bảo vệ. Không chỉ các thai nhi bị giết chết, mà là những con người trong nhân loại này không được phép hiện hữu. Không chỉ cá nhân mà toàn thể sự sống của nhân loại như đang bị xúc phạm. Tại Bắc Ninh trong hai ngày vừa qua (27-28.12.2011), rất đông anh chị em “bảo vệ sự sống” của Giáo Tỉnh miền Bắc qui tụ lại để tĩnh tâm, suy tư học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo vệ sự sống. Có rất nhiều người nhận ra sứ mạng “bảo vệ sự sống” mà họ đang theo đuổi không đơn thuần chỉ là chôn cất thai nhi đã bị phá. “Bảo vệ sự sống” mời gọi họ đi xa hơn nữa, đó là cứu người, cứu một trẻ thơ vô tội thoát chết khỏi tay cha mẹ của em, và cứu những người cha người mẹ ấy thoát khỏi tội lỗi giết người, giết con của mình, cứu nhân loại khỏi bị diệt vong bởi tay con người vô tâm. “Bảo vệ sự sống” không chỉ là ngăn chặn những đe dọa nghiêm trọng đến sự sống của người vô tội, mà còn là tham gia vào sứ mạng sáng tạo và cứu độ trần gian của Thiên Chúa, cùng với Thiên Chúa bảo vệ, gìn giữ, thăng tiến sự sống nhân loại. “Bảo vệ sự sống”, bảo vệ nhân loại.

Sự sống đến từ Thiên Chúa. Đó là quà tặng vô giá của Ngài. Con người không có khả năng tạo ra sự sống. Con người không ai có quyền năng như thế. Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy làm ra con người giống hình ảnh chúng ta” (St 1,26), như thế là Đấng Tạo Hóa đã muốn có con người hiện diện trong vũ trụ xinh đẹp này. Ngài muốn có một loài thụ tạo giống như Ngài, vì thế, từ bụi đất và từ chính Sinh Khí của mình, Đấng Tạo hóa đã dựng nên con người, sự sống tuôn chảy từ đấy. Con người giống Thiên Chúa, con người có sự sống, sự sống thuộc trọn vẹn cho con người. Thiên Chúa thấy mọi sự thật tốt đẹp. Con người là tuyệt tác của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn con người giống Ngài, trong thân xác của con người có tràn đầy Sinh Khí của Thiên Chúa. Ngài muốn con người trường sinh bất tử, Ngài dạy họ đừng “ăn trái cây giữa vườn” vì khi ngươi ăn ngươi sẽ chết, Thiên Chúa không muốn con người phải chết. Ngài đặt con người làm chủ toàn bộ công trình sáng tạo càn khôn của Ngài. Đây là sự trao tặng tự do của Thiên Chúa vào tay con người. Con người không chỉ làm chủ thiên nhiên vạn vật mà còn được trao cho quyền tự do làm chủ trên chính bản thân của mình. Đấng Tạo Hóa muốn cho con người được sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất, Ngài trao Sinh Khí mà Ngài đã thổi vào con người. Ngài mong muốn sự sống con người tràn lan trên khắp mọi nơi, không chỉ trái đất này, mà ở mọi nơi trong vũ trụ bao la bát ngát. Giờ đây nhiệm vụ gieo vãi hạt mầm sự sống được trao vào tay con người, để ở bất cứ đâu trong vũ trụ này đều có sự sống con người hiện diện. Thật là một sứ mạng cao quý vì được cộng tác với Đấng Tạo Hóa sáng tạo trần gian. Sứ mạng này gắn liền với phẩm giá và bản chất của con người vốn là hình ảnh của Thiên Chúa, một vị Thiên Chúa sáng tạo.

Con người đã và có thể làm được rất nhiều công trình to lớn, nhưng món quà sự sống không ai có thể làm được ngoài trừ Thiên Chúa. Sự sống nhân loại quyết định tương lai của thế giới và loài người. Một thế giới không còn có sự sống nữa là một thế giới chết, một thế giới bị hủy diệt do chính bàn tay con người. Người ta ước tính mỗi năm có khoảng 46 triệu ca phá thai, mỗi ngày có khoảng 126.000 ca phá thai. Nếu mỗi ngày có 126.000 con người bị giết chết từ trong trứng nước thì con số người phạm tội giết người qua hành vi phá thai tặng gấp bội. Cứ mỗi một đứa bé bị giết còn trong bào thai thì có ít nhất hai người phạm tội giết đứa trẻ ấy, họ không ai khác hơn chính là người cha người mẹ. Họ từ chối trao tặng cho tha nhân sự sống của chính họ, mà tha nhân ở đây không ai khác lại chính là những người con ruột thịt của họ. Những người này không chỉ có tội với đứa con của mình mà họ còn có tội với toàn thể nhân loại, sự sống của nhân loại bị tổn thương vì biết bao người đáng lẽ được sống và hợp vào sự sống chung của cả loài người đã không có cơ hội hiện hữu. Thiên Chúa là Đấng đầu tiên lên án và kết tội những ai xâm phạm đến sự sống người khác cách vô cớ. “Ta sẽ đòi con người phải đền nợ máu, Ta sẽ đòi mỗi người phải đền mạng sống của người anh em mình. Ai đổ máu con người, thì máu nó sẽ bị con người đổ ra, vì Thiên Chúa đã làm ra con người theo hình ảnh Thiên Chúa” (St 9,5-6). Công Đồng Vaticanô II cũng lên án “phá thai và giết trẻ thơ là những tội ác đáng ghê tớm” (GS 51). Nghịch lý thay, chính những con người vô tội bị giết chết lại đang gìn giữ thế giới này, bởi vì đã có một lần trong lịch sử, Con Thiên Chúa đi vào trần gian, đón nhận cái chết vì tội lỗi người khác, để làm cho thế giới và nhân loại này được sống. Con Thiên Chúa đánh đổi mạng sống của mình để cho nhân loại có cơ hội diễm phúc được sống. Ngài dùng cái chết trên thập giá để đi vào cái chết của con người và hoán chuyển nó. Ngài đã sống lại để trao tặng sự sống cho con người. Thiên Chúa lên án tội ác giết người vô tội người ta phạm, đồng thời Ngài lại ra tay cứu họ thoát án phạt phải chết khi họ sám hối quay về.

Thiên Chúa đã sáng tạo ra sự sống nơi trần gian. Nhưng con người bằng nhiều cách khác nhau đã xâm phạm đến nó. Con Thiên Chúa, sự sống của Thiên Chúa bước vào và hiện hữu trong trần gian để cho nhân loại tiếp tục sống. Điều duy nhất Ngài dạy con người là hãy yêu thương như Thiên Chúa đã yêu và hiến mạng vì con người. Thiên Chúa yêu con người, Ngài muốn họ sống chứ không phải chết, nên Con Thiên Chúa đã chịu chết – phục sinh để con người sống. Một lần nữa trong Người Con của mình, Thiên Chúa phải lên tiếng dạy con người hãy sống yêu thương để mọi người được sống và sống dồi dào. Mỗi người được mời gọi thể hiện bản chất của mình, họ là hình ảnh của vị Thiên Chúa tình yêu, đó là yêu thương đồng loại, mỗi người trở thành quà tặng cho người khác. Đã có biết bao người sống lời mời gọi ấy của Đấng Sáng Tạo. Thật đáng trân trọng những người như thế biết bao. Nhóm “bảo vệ sự sống” chia tay ra về với biết bao nhiệt tâm dâng trào khi họ được chia cho ngọn lửa cứu nhân từ Con Thiên Chúa làm người và từ giữa lòng Giáo hội không ngừng lên tiếng bảo vệ sự sống. Họ ra về tay trong tay dặn bảo nhau ta cùng nhau tiếp tục lên đường vì sự sinh tồn của nhân loại, vì các giá trị cao quý của con người. Họ là người được xem thuộc về “những người đã trưởng thành trong Chúa Ki-tô”, vì đã sống và chết cho người khác như Thầy Giê-su của mình. Họ thực sự thuộc về đại gia đình nhân loại trong đó Thiên Chúa Hằng Sống đang hiện diện./.

Bắc Nam

khoá tập huấn Bảo vệ sự sống

Lời khai mạc khoá tập huấn Bảo vệ sự sống

Trước hết con xin có lời chào mừng cha Phanxicô Nguyễn Kim Phùng, đặc trách phong trào bảo vệ sự sống, Cha Giuse Nguyễn Hồng Phước và Bs Nguyễn Xuân Tiêu thuyết trình viên và tất cả anh chị em thiện nguyện trong phong trào bảo vệ sự sống thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội và các giáo phận bạn.

Anh chị em thân mến.
Hãy BVSS là tiếng kêu thảm thiết, tiếng kêu không thành tiếng, tiếng khóc không thành lời của hàng triệu thai nhi đã bị lấy ra khỏi lòng mẹ. Là cái nhìn van lơn của bao em bé có nguy cơ không cho được sống. Tiếng kêu ai oán, tiếng thét xé lòng, dù không thành tiếng, của các em đã được nghe thấy và được đáp lại bằng bao tấm lòng yêu thương. Bao nghĩa trang Đồng Nhi đã là những ngôi nhà đón nhận các em. Bao em bé đã có diễm phúc được sống nhờ lời cầu nguyện và những nỗ lực của những tấm lòng yêu thương. Thay mặt hàng triệu nấm mồ không cha không mẹ, thay mặt những em bé may mắn được cất tiếng khóc chào đời nhờ sự can thiệp của anh chị em, con xin được gửi lời cám ơn tới những hy sinh âm thầm của cha Phanxicô và anh chị em thiện nguyện trong phong trào bảo vệ sự sống Tổng Giáo Phận chúng ta.

Anh chị em thân mến.
Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới của những tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Một thế giới văn minh ngày càng văn minh. Nhưng nền văn minh nào đây, văn minh tình thương hay văn minh hận thù, văn minh sự sống hay văn minh sự chết. Bên cạnh những tiến bộ về đời sống vật chất thì điều đáng buồn là sự xuống cấp về đời sống luân lý đe dọa sự tồn vong của nhân loại.
Theo tài liệu của The Alan Guttmacher Institute cho biết hiện nay trên thế giới, có khoảng 46 triệu vụ phá thai mỗi năm. Tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 126.000 vụ phá thai. Đau đớn thay 20 % trong số đó là các trẻ vị thành niên. Riêng hai nước Trung Quốc và Việt Nam được coi là có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới.
Nguyên do của tệ nạn phá thai phát xuất từ sự hưởng thụ theo tính tính ích kỷ của con người. Người ta sống theo chủ nghĩa “mackeno” nghĩa là mặc kệ nó, chỉ lo cho mình mà thôi. Tình trạng phá thai cũng xuất phát từ sự buông thả của đời sống nơi một số người. Người ta nghe nói đến sự sống chung, sống thử trước hôn nhân. Tệ nạn đó lại được tăng sức bởi hàng loạt các cơ sở “sàng lọc trước khi sinh, hút, nạo phá thai, điều hòa kinh nguyệt” mà thực tế là giết người không thương xót. Một nguyên nhân khác là sự sa sút về lòng đạo đức của con người. Người ta không còn tôn trọng giá trị của phẩm giá gia đình, người ta đánh mất cảm thức về tội lỗi và từ đó một thế giới của nền văn minh sự chết đang đe dọa hủy diệt nhân loại. Bởi vì sự diệt vong của con người không chỉ là cái chết hàng loạt, mà còn là sự suy thoái hàng loạt những giá trị làm nên phẩm giá con người. Chúng ta hãy tự hỏi lại mình xem. Theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, mấy mươi triệu cái chết của cả thai phụ lẫn thai nhi hàng năm trên thế giới, nạo phá thai đã và đang hủy hoại toàn bộ lương tâm, văn hóa, tình cảm, đạo đức… khiến cho con người rơi vào nguy cơ chỉ có mỗi cái diện mạo là “người” còn tâm hồn và hành vi đã biến thành… “con” mất rồi, thì có phải là sự diệt vong đấy không?

Kính thưa anh chị em.
Trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, Giáo Hội Công Giáo đã xác định: “Thiên Chúa, Đấng làm chủ sự sống đã giao cho loài người nhiệm vụ cao quí bảo vệ sự sống, và con người phải đảm trách nhiệm vụ này một cách xứng đáng. Phải hết sức ân cần bảo vệ sự sống ngay từ lúc thụ thai. (GS 51).
Sự sống là một hồng ân cao quý do Thiên Chúa tặng ban cho con người.
“Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo,
dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.
Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì,
khi con được thành hình trong nơi bí ẩn,
được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu” (Tv 139, 13, 15).
Hơn thế nữa, Thiên Chúa còn cho ta được đồng hình đồng dạng với Người. Sách Sáng Thế viết: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27).
Sự sống con người xuất phát từ Thiên Chúa và thuộc về Thiên Chúa. Vì vậy, sự sống rất cao quý và vô giá và khi xúc phạm đến sự sống, là xúc phạm đến chính Thiên Chúa.
Tôn trọng sự sống là khởi nguồn của mọi tôn trọng các quyền căn bản của con người. Cho nên, tội giết người là một trong những trọng tội, vì nó chống lại chính Thiên Chúa, Đấng duy nhất có quyền sinh tử.
Khi nghe hai cụm từ “phá thai” và “giết người”, thì nhiều người trong chúng ta nghĩ là khác nhau cả về mức độ lẫn hình thức, tức là giết người là vi phạm pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn phá thai thì không. Nhưng thực ra, dưới gốc độ luân lý và nhân bản, thì chúng chỉ là một, vì cả hai hành vi trên đều làm chết người ngoài ý muốn của nạn nhân. Người nạo phá thai và người cộng tác vào quá trình ấy một cách gián tiếp hay trực tiếp, đều mang tội giết người và đồng lõa giết người. Vì nó lấy đi chính sự sống của một con người, và còn nặng nề hơn khi con người này không có khả năng tự vệ. Hiến chế Vui mừng và Hy vọng khẳng định: “Phá thai và giết trẻ thơ là những tội ác đáng ghê tởm” ( GS 51).

Thưa anh chị em!
Công việc bảo vệ sự sống – chống phá thai trong hiện tình xã hội hôm nay là vô cùng quan trọng và vô cùng cấp bách. Công việc này đòi hỏi một sự đồng lòng, chung sức của nhiều người, của mọi người thiện chí.
Mọi người phải lên tiếng, mọi tổ chức xã hội lương thiện phải lên tiếng, mọi đoàn thể, mọi tôn giáo phải lên tiếng…
Tất cả những người có trách nhiệm phải khẳng định lập trường, phải đưa ra một chương trình hành động để ngăn cản việc giết người vô tội, điều mà những người có lương tri không thể chấp nhận được. Mọi người phải biết: tội ác giết thai nhi là Trời không dung, Đất không tha.

Thưa anh chị em.
Chúng ta tổ chức buổi tập huấn này là một trong những nỗ lực để đáp lại tiếng kêu thảm thiết của các hài nhi. Một nỗ lực để xây dựng nền văn minh tình thương và nền văn hóa sự sống.
Với con mắt đức tin thì những nỗ lực của chúng ta là những nỗ lực để đáp lại tiếng mời gọi của Chúa Giêsu “anh em hãy yêu thương nhau như Thày yêu thương anh em”. Những nỗ lực này cũng được coi là những nỗ lực để giúp đỡ Chúa Giêsu, Đấng hiện diện cách vô hình nơi những người nghèo, những người tâm hồn yếu đuối mà cụ thể là các hài nhi vô tội “các con đã làm việc ấy cho chính Ta” (Mt 25,25).
“Không có Thày anh em không thể làm được gì” (Ga 5,15), Chúa nói như vậy. Vì vậy chúng ta phó dâng công việc của chúng ta lên Thiên Chúa Toàn Năng xin Chúa chúc lành cho cho những nỗ lực của chúng ta. Với những tâm tình vừa chia sẻ, tôi xin tuyên bố khai mạc lớp tập huấn “Kỹ năng tư vấn và kiến thức sức khỏe sinh sản cho các nhóm BVSS”. Cầu chúc khóa tập huấn thành công tốt đẹp.
Lm. Bruno Phạm Bá Quế
Giám đốc Caritas Hà Nội

Gào khóc thay cho một sinh linh bé nhỏ



“Đứt tay một chút còn đau, huống chi nhân ngãi mà bỏ nhau đoạn đành”.
Mẹ ơi, xin đừng bỏ con…
Khi con chỉ là giọt máu gieo vào người mẹ, con rất hạnh phúc. Chắc mẹ cũng hạnh phúc khi có con phải không mẹ ? Con đợi từng ngày, từng ngày lớn nhanh để có hình hài.
Nhưng niềm hạnh phúc của con đan xen với sự lo lắng, chán chường của mẹ. Con không hiểu vì sao mẹ thường xoa bụng và thở dài. Rồi những tiếng thở dài chuyển sang lời chì chiết. Thay vì lời yêu thương, con đã bắt đầu tập nghe những lời đay nghiến của mẹ: “Tại sao tôi lại mắc phải của nợ này chứ ?” Hai chữ “của nợ” mà mẹ dành cho con sao quá đỗi xót xa, buồn tủi…
Trong bụng mẹ, con ngày một lớn, nhưng điều đó lại làm mẹ khó chịu. Mẹ thường soi gương rồi lấy ghen bụng nít chặt con khiến con ngộp thở, khó cựa quậy.

Mẹ mải ngồi chơi bài quên cả ăn khiến con đói run người. Con cố quẫy đạp gọi mẹ cho ăn. Có tiếng nói xôn xao: “Nó đạp nhiều, cứ cho nó uống vài ly rượu nó phê rồi hết đạp ngay”. Không chần chừ, mẹ nốc 4 ly rượu đầy, làm con choáng váng.
Có con, nhưng hàng đêm mẹ vẫn tới vũ trường tìm những người bạn mới. Tiếng nhạc chát chúa làm đầu con nhức nhối. Tiễng vỗ tay tán dương khiến mẹ nhảy thật nhiều. Con ngất lịm. Người mẹ ra máu. Bác sĩ khuyên mẹ đừng chơi bài, đừng nhảy thâu đêm mà tập trung vào việc học ở giảng đường và tĩnh dưỡng thai nhi. Một hai ngày con được yên tĩnh, nhưng rồi mẹ lại lao vào những cuộc chơi thâu đêm, ngả ngớn trong vòng tay của những người đàn ông lạ.
Con mệt mỏi nhưng vì yêu mẹ, con dồn hết sức để lớn lên từng ngày. Bởi con mong đến ngày chào đời được nhìn thấy khuôn mặt mẹ yêu dấu.

Niềm mong mỏi của con đã tới. Con ngỡ mình được chào đời ở một nơi ấm áp, thơm tho và cựa mình trong vòng tay của mẹ. Cơn chuyển dạ đã tới. Mẹ vơ nắm quần áo sơ sinh nhàu nát rồi tự mình tới một bãi đất lạnh lẽo. Con yêu mẹ, khao khát nhìn thấy mẹ, thương mẹ nên đã cố gắng cùng mẹ thực hiện cuộc sinh nở này.
Trong một đêm giá rét, gió phần phật, con đã chào đời ngay trên bãi đất lầy lội. Con khóc vì hạnh phúc khi mình đã có mặt trên đời này và muốn ấp vào vòng tay mẹ tìm hơi ấm, tìm bầu ngực để hưởng dòng sữa trong lành. Nhưng rồi, mẹ quấn con vào chiếc tã nhỏ rồi đưa con vào một chiếc túi màu đen.
Con hoảng sợ la khóc giữa đêm tối. Con khóc để cầu xin mẹ đừng bỏ con nhưng mẹ đã quay người bỏ đi.
Bóng mẹ nhạt nhòa trong đêm tối. Lạnh lẽo, đói khát, la khóc khiến con lả đi. Rồi có gì nhột nhột khiến con thức giấc. Kẻ khiến con nhột nhột đó là một con chuột cống. Nó lùng sục và cắn vào đùi con đau điếng. Rồi vô vàn đàn kiến ở đâu kéo đến, bò lên khắp người con. Con đau đớn và khóc thảm thiết. Bàn chân con nhỏ xíu quẫy đạp kêu cứu. Tứ bề, bốn phía, chẳng ai nghe tiếng con.
Mẹ ơi, con là hài nhi mới sinh ra đời làm sao chịu đựng được sự hắt hủi, bỏ rơi của mẹ ? Làm sao con chịu được lạnh, đói và bị súc vật tấn công ? Con chưa thể có khả năng tự vệ, con chưa đủ lớn để tự sống. Mẹ ơi, con đau quá !
Mẹ ơi, hổ dữ không ăn thịt con ! Nỡ lòng nào mẹ lại bỏ rơi con giữa bãi rác để con đói khát, đau đớn thế này ?
Đôi môi nhỏ bé của con mím chặt nỗi xót xa, đau đớn, rồi dần lịm đi… Mẹ đã chẳng để cho con ở lại nơi trần thế…

“Đứt tay một chút còn đau
Huống chi nhân ngãi mà bỏ nhau đoạn đành”.
Xin đừng bỏ con…

Maria Ngọc Điệp sưu tầm

Mọi sự vĩ đại đều bắt đầu từ một thai nhi được BVSS

Mọi sự vĩ đại đều bắt đầu từ một thai nhi được BVSS
Đây là tấm hình có chữ ký của phi hành gia nổi tiếng Mark Lee. Ông đã bay vòng quanh trái đất 517 lần trên quỹ đạo trong 4 chuyến đi trên Tầu Con Thoi. Bàn tay nâng niu tấm hình này là của cụ bà Minka Disbrow, 100 tuổi. Mark Lee gởi hình này tặng cho bà Disbrow để tỏ lòng tri ân bà ngoại của mình, người phụ nữ 77 năm trước đã can đảm sinh ra mẹ của ông, dù đó là hậu quả của một lần bị hãm hiếp. Có người mẹ sinh ra mẹ của ông thì mới có người mẹ sinh ra ông, mới có ngày ông được chiêm ngắm vẻ đẹp huy hoàng vĩ đại của trái đất từ trên quỹ đạo không gian.
Sau năm 1975 ở Sàigòn, người ta thường nói “giá mà cái cột đèn nó biết đi”. Nhưng nếu cột đèn không đi được thì rất nhiều người đã bỏ đi vượt biên. Nếu bị bắt thì bị ghép tội “phản quốc”. Nếu đi thoát thì lại trở thành Việt Kiều yêu nước. Nhưng cái giá phải trả rất lớn. Nhiều người bị chết và rất nhiều cô gái Việt đã bị hải tặc Thái Lan hãm hiếp. Sau đó nhiều cô có thai.
Khi đó tôi thường tranh luận với bè bạn là trong trường hợp này phá thai có tội hay không ? Dĩ nhiên phải là nạn nhân trong cuộc thì mới thấu hiểu tất cả đoạn trường của người ta. Đa số bè bạn của tôi và kể cả tôi nữa đều nhất trí là… không có tội ! Khi đó tôi còn trẻ lắm nên không thể hiểu được vì con người không thể tạo nên Sự Sống nên con người cũng chẳng có quyền xét là có tội hay không có tội. Dù có thai trong bất cứ hoàn cảnh nào, mọi thai nhi đều vẫn là con của Chúa, giết hại thai nhi dù được luật pháp cho phép và khuyến khích vẫn là một tội trọng chống lại Thiên Chúa, vì thế mà có vạ tuyệt thông tiền kết.
Trong những ngày này truyền thông Mỹ nói nhiều đến bà cụ Minka Disbrow nhân sinh nhật 100 tuổi của bà, nhất là vì cuộc hội ngộ trong nước mắt mừng vui sau 77 năm xa cách của bà với người con gái của bà là Betty Jane vào năm 2007.
Vào một ngày mùa hè năm 1928, cô bé Disbrow 16 tuổi bị ba người đàn ông hãm hiếp. Sau đó cô mang thai và sinh ra bé gái Betty Jane. Cô quấn con trong tã và đặt vào một cái giỏ khi mang con cho người khác. Đó là tấm hình cuối cùng về đứa con gái mà bà luôn giữ bên mình. Mỗi năm vào ngày sinh nhật 22 tháng 5 bà Disbrow đều nhớ về con.
Mãi đến 77 năm sau, khi bà đã 94 tuổi, vào ngày 2.7.2007, bà nhận được một cú điện thoại từ Alabama. Hai tháng sau bà gặp lại đứa con gái, hậu quả của một lần bị hãm hiếp, nhưng bà vẫn sinh ra và hết lòng yêu mến.
Con gái của bà lập gia đình và có được 6 người con, trong số đó có phi hành gia Mark Lee.
Mọi sự vĩ đại đều bắt đầu từ một thai nhi được bảo vệ. Ơn cứu độ cho cả loài người đã đến từ thai nhi Giêsu được Maria và Giuse bảo vệ.
http://news.yahoo.com/mom-reunites-biological-child-77-years-later-201717607.html
NGUYỄN TRUNG, 1.2012
Trích lại từ: fiat-xinvang.

BẢO VỆ SỰ SỐNG VÀ CHÔN CẤT THAI NHI



Đức GiêSu đã nói: Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (Ga 14,6). Chỉ khi
Chôn cất thai nhi là việc nhân đạo
Một nấm mồ cho một con người: Từ khi sự sống được hình thành trong lòng người mẹ, thai nhi đã là một con người. Con người thai nhi trưởng thành trong lòng mẹ để đợi ngày chào đời. Vì một lý do nào đó, con người thai nhi không được sinh ra, nhưng vẫn là một con người.
“Sống mái nhà, chết nấm mồ” là điều mỗi người đều quan tâm thực hiện trong cuộc đời. Chính vì điều này, mà chúng tôi nghĩ rằng phải cho các em một nấm mồ. Các em chưa được một ngày sống như con người, nhưng các em phải được chết như một con người. Một nấm mồ cho thai nhi là việc nhân đạo, là tình người, là tình đồng loại. Chỉ có con người mới được con người chôn cất sau khi chết. Vậy thì phải chôn cất các thai nhi.

Chôn cất thai nhi là việc của đức tin
a. Thân xác con người là Đền thờ Chúa Thánh Thần
Con người là tặng vật, là tác phẩm của Thiên Chúa, thân xác con người là đền thờ Chúa Thánh Thần, vậy chúng ta phải tôn trọng, phải để cho thân xác các thai nhi có được sự tôn kính xứng đáng như một con người đáng được tôn kính.
b. Con người được tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa
Khi nhìn vào con người ta thấy được hình ảnh của Thiên Chúa, chính vì yêu thương con người mà Thiên Chúa đã dùng hình ảnh của mình để tạo nên. Khi nhìn một thai nhi, ta nhìn thấy Thiên Chúa, nhìn thấy mầm sống, sự sống Thiên Chúa ban tặng cho con người. Khi chôn cất một thai nhi, không phải chúng ta đang làm một việc đạo đức, một việc tốt cần phải làm, nhưng chính là bổn phận của một Kitô hữu trước đức tin vào Thiên Chúa của mình.
c. Thân xác con người chờ ngày sống lại
Trong đời sống đức tin của mỗi Kitô hữu, khi vùi thân xác tại cuộc đời tạm này trở về với Chúa, đều chờ đợi một ngày sống lại với Chúa.
“Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (Kinh Tin Kính).
Một thân xác chờ ngày sống lại với Thiên Chúa, cần phải được trân trọng cho xứng đáng với lời tuyên xưng.
d. Thai nhi là các Thánh Anh Hài
Các thai nhi là sinh linh vô tội. Người vô tội là được Chúa đưa về Thiên đàng với Chúa, nhờ công ngiệp cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô.
“Dù cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có Chúa đón nhận con” (Tv 27,10).
Xác thai nhi là Xác Thánh, ta phải tôn trọng Xác Thánh!
Lời kết
Công việc bảo vệ sự sống - chống phá thai trong hiện tình xã hội hôm nay là vô cùng quan trọng và vô cùng cấp bách. Công việc này đòi hỏi một sự đồng lòng, chung lòng, chung sức của nhiều người, của mọi người thiện chí.
Mọi người phải lên tiếng, mọi tổ chức xã hội lương thiện phải lên tiếng, mọi đoàn thể, mọi tôn giáo phải lên tiếng...
Tất cả những người có trách nhiệm phải khẳng định lập trường, phải đưa ra một chương trình hành động để ngăn cản việc giết người vô tội, điều mà những người có lương tri không thể chấp nhận được. Mọi người phải biết: tội ác giết thai nhi là Trời không dung, Đất không tha.
Cách giải quyết tốt nhất là phải đào tạo lương tâm con người và phải dùng đức tin vào một Thiên Chúa Toàn Năng có quyền thưởng phạt làm nền tảng để kêu gọi, để ngăn chặn...
Giết trẻ thơ vô tội không có phương tiện chống đỡ, nhất định không phải là cách giải quyết để cho con người được có hạnh phúc hơn.
Hạnh phúc chỉ có được khi con người biết sống theo ý Chúa và đem Lời của Chúa ra thực hành.

LINH ĐẠO BẢO VỆ SỰ SỐNG VÀ CHÔN CẤT THAI NHI

LINH ĐẠO BẢO VỆ SỰ SỐNG VÀ CHÔN CẤT THAI NHI
Hiện nay, với con số chưa chính xác thì mỗi năm VN có hơn 2 triệu ca phá thai ở các bệnh viện (chưa kể các cơ sở tư nhân).
Để xoa dịu mặc cảm tội lỗi, người ta có thể đưa ra hàng vạn lý do (hoàn cảnh gia đình, nạn nhân xã hội, thiếu hiểu biết…) để biện minh cho hành động ấy - phá hoại sự sống, giết chết sự sống.
Vậy sự sống là gì? Sự sống do đâu mà có? Con người ngày nay nhìn nhận và hành động như thế nào đối với sự sống? Đứng trước thực trạng ấy ta phải làm gì để bảo vệ sự sống cách có hiệu quả và lâu bền?
Sự sống là gì? Phải chăng sự hiện hữu của con người trên thế giới này mới được gọi là sự sống?
Không! Ngay từ khi tình yêu kết trái thì sự sống đã xuất hiện. Đó là món quà cao quý nhất mà Thượng Đế ban cho nhân loại. Con người phải biết trân trọng món quà cao quí đó. Chắc hẳn người cho phải thấy quý lắm mới tặng, vì là quà tặng nên chúng ta - những người nhận không can thiệp được và cũng không được phép can thiệp… Vậy mà chung quanh chúng ta, hằng ngày, hằng giờ người ta phá hoại sự sống, giết chết sự sống, phá thai như chuyện bình thường. Rất có thể họ là nạn nhân của xã hội, vì hoàn cảnh, vì thiếu ăn, vì thiếu hiểu biết, thiếu cả sự đồng cảm… Nhưng trên hết vì họ thiếu niềm tin vào một Đấng Toàn Năng và chỉ một mình Ngài mới có quyền trên Sự Sống.
Đức GiêSu đã nói: Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (Ga 14,6). Chỉ khi nào con người xác tín rằng: chạm đến sự sống là chạm đến Thiên Chúa; giết chết sự sống là phá huỷ tác phẩm của Đấng làm nên Sự Sống. Hiểu được như thế, thảm hoạ phá thai mới mong được đẩy lùi.
Khoảng 35 năm cách hôm nay, điều trăn trở của hầu hết người lao động Việt Nam, là miếng cơm manh áo. Ăn gì, ăn như thế nào để bảo tồn sự sống!
Hôm nay, xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển - GDP tăng. Cái đói không còn thường trực ở đa số dân chúng nữa, chuyện ăn để sống không còn cấp bách nữa nhưng không vì thế mà vấn đề bảo vệ sự sống đã được giải quyết.
* “Người ta sống không nguyên bởi bánh, những bởi mọi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4).
* “Không phải vì dư giả mà mạng sống con người bảo đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12,15).
1. Bảo vệ sự sống - mở các khoá thăng tiến phụ nữ
* Theo tập tục của các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, người phụ nữ đóng vai trò trụ cột về phương diện lao động nhưng họ không có quyền quyết định trong việc sinh con, vì vậy con cái họ rất đông, nghĩa là chất lượng cuộc sống đã thấp lại càng thấp hơn.
Việc điều hòa sinh sản trong phạm vi đạo đức cả là một nghệ thuật của một người vợ suốt một đời lam lũ.
Để giúp đỡ cho những thiếu nữ người dân tộc thiểu số học biết những kiến thức căn bản để có thể trở thành những người vợ, người mẹ tương lai, biết chăm sóc thai nhi, chăm sóc con cái, chăm sóc sức khoẻ cho gia đình nhỏ của mình. Ban BAXH Kontum đã tổ chức những khóa học (mỗi khoá 6 tháng) mời những hướng dẫn viên có tâm huyết, có chuyên môn, truyền đạt cho các bà mẹ tương lai biết nuôi con khoa học. Những điều sơ đẳng như ăn chín uống sôi cũng phải chỉ dạy, hướng dẫn họ cách phòng tránh thai kỳ, cách chăm sóc cho bản thân, vệ sinh phòng bệnh, biết nấu một bữa ăn đủ dinh dưỡng, biết chăm sóc trẻ cho đúng cách. Trong 8 năm qua, những khóa học nhằm thăng tiến phụ nữ này đã đem lại kết quả rất tốt. Những thiếu nữ người dân tộc thiểu số đã tham dự các khoá này, đều trở thành những nhân tố tích cực tại làng bản của mình trong mọi mặt, trở thành những cộng tác viên trong các chương trình thăng tiến cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại các làng.
* Làm mẹ là thiên chức cao quý và cũng là trách nhiệm nặng nề của người phụ nữ. Trách nhiệm này càng nặng nề hơn nếu người mẹ không có kiến thức sơ đẳng để nuôi dạy con cái.
Mặc dù chương trình tiêm chủng là chương trình quốc gia, song với nhận thức cổ hủ, họ cũng khó chấp nhận tiêm chủng cho con em mình, nếu không có sự động viên, giảng giải của những tình nguyện viên đưa con em họ đến các cơ sở tiêm chủng…
Nghèo đói, mặc cảm như những vòng xích trói chặt tư duy họ lại, nên việc giảng dạy cho họ gặp không ít khó khăn. Song đó chỉ là giải pháp tạm thời.
Có gieo thì mới có gặt, muốn thay đổi tư duy thì phải thay đổi nhận thức. Thay đổi nhận thức cách nhanh nhất, hiệu quả nhất nên bắt đầu lứa tuổi mầm non.
2. Bảo vệ sự sống - mở nhà trẻ tại các làng dân tộc
Các sắc tộc thiểu số trong Giáo phận Kontum, từ xưa đến giờ đẻ rất nhiều con. Từ lúc sinh ra là người mẹ đã địu con trên lưng, tại nhà cũng như lúc lên nương, xuống suối. Lớn lên một chút thì đứa lớn cõng đứa nhỏ, không hề biết đến nhà trẻ, hoặc trường mẫu giáo. Đến tuổi phải đi học thì vào thẳng lớp 1, hoàn toàn không được chuẩn bị gì cho một môi trường hoàn toàn mới mẻ. Không biết đến đời sống tập thể, kỷ luật trường lớp, không biết tiếng phổ thông (tiếng Kinh), nên sợ hãi khi phải đến trường. Hiện tại có nhiều làng, chính quyền địa phương cũng đã mở nhà trẻ và nhà mẫu giáo, nhưng cũng còn nhiều làng các em chưa được hưởng những quyền lợi này. Vậy, hãy giúp đỡ cho các em tại các làng đó trong điều kiện có thể. Giúp mở các nhà giữ trẻ tại các làng này. Tại các nhà giữ trẻ này, các em sẽ được trông coi bởi các cô giáo người dân tộc thông thạo tiếng Việt. Các cô giáo sẽ dạy dỗ các em vừa bằng tiếng Việt, vừa bằng tiếng của sắc tộc mình. Như thế các em sẽ bắt đầu được làm quen với tiếng Việt.
Mở những nhà giữ trẻ tại các làng còn có thêm những lợi ích khác rất quan trọng: cha mẹ các em an tâm đi làm mà không bị chi phối vì phải trông con; anh chị các em được đi học vì không phải ở nhà trông em; các em sẽ được chăm sóc sức khoẻ để không phải bị suy dinh dưỡng và sẽ khỏe mạnh hơn vì được giữ vệ sinh sạch sẽ, được tiếp xúc và sử dụng những phương tiện vui chơi trong các nhà giữ trẻ. Bên cạnh đó, những bài học, bài hát đầu đời sẽ in đậm trong tâm trí các em, và những điều tốt lành các em được học tại các nhà giữ trẻ sẽ hình thành nhân cách của các em sau này.
Kinh nghiệm của những nhà giữ trẻ được thành lập lâu nay, đã đem lại nhiều điều tốt đẹp cho các em, về văn hoá, về sức khoẻ, về nhân bản. Khi các em từ những nhà giữ trẻ này chuyển vào lớp 1, các cô giáo lớp 1 tại các trường tiểu học rất bằng lòng vì các em đã được làm quen với kỷ luật của lớp học và hiểu được chút ít tiếng Việt, tiếp nhận bài vở tốt hơn những em không qua nhà giữ trẻ.
3. Bảo vệ sự sống – bảo vệ thai nhi
a. Chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ dân tộc thiểu số đang mang thai
Thai nhi là những mầm sống, bất cứ sự sống nào cũng cần phải nuôi dưỡng, chở che. Nhưng trên thực tế, số hộ đói ăn ở Giáo phận Komtum rất nhiều, đặc biệt là những tộc người thiểu số như Jrai, Xêđăng, Bahnar… Bản thân họ còn thiếu ăn từng ngày thì làm sao lo cho bào thai trong bụng mình đầy đủ dưỡng chất! Mẹ mang thai mà đói ăn từng ngày, chắc chắn con sẽ suy dinh dưỡng!
Để bảo vệ sự sống - bảo vệ thai nhi, Ban BAXH Kontum đã có chương trình chăm sóc sức khoẻ cho các bà mẹ dân tộc thiểu số nghèo đang mang thai. Các sơ, các cộng tác viên phụ trách các vùng sẽ thống kê những bà mẹ đang mang thai để giúp đỡ lương thực, thực phẩm tăng dinh dưỡng cho thai nhi.
Bảo vệ sự sống là chăm sóc các em từ khi còn trong bụng mẹ.
b. Giúp các bà mẹ dân tộc thiểu số số nghèo nuôi con mọn
Các bà mẹ đang nuôi con mọn, rất cần được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết qua lương thực, thực phẩm để nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng đối với đời sống người dân tộc thiểu số tại các buôn làng hằng ngày ăn còn chưa đủ no, thì làm sao nghĩ đến bổ sung, tăng cường dinh dưỡng cho các bà mẹ nuôi con mọn, chỉ mong sao hàng ngày có cái ăn, không đói là hạnh phúc lắm rồi! Qua các sơ hoặc các cộng tác viên phụ trách các vùng, Ban BAXH biết được số lượng các bà mẹ dân tộc thiểu số nghèo, đang nuôi con mọn tại các buôn làng và tìm cách giúp cho các bà mẹ nuôi con này thêm được ít gạo mắm, thuốc bổ, vitamin và nhất là sữa cho các cháu nếu bà mẹ không có sữa.
c. Nuôi các bà mẹ mang thai ngoài ý muốn
Một số bà mẹ nhất là người mẹ trẻ đơn hành tinh thần thường bị xáo trộn, dằn vặt, mặc cảm… Bản năng mách bảo họ giữ lại đứa con cho dù con họ sẽ không bao giờ có cha (đó là quyết định sáng suốt nhưng đòi hỏi bản lĩnh). Mặt trái của vấn đề lại lộ ra quá rõ: lấy gì nuôi con, ở đâu, xoay sở như thế nào lúc vượt cạn… đó mới chỉ là vấn đề vật chất đối với người mẹ. Dấu ấn tội lỗi sẽ hằn sâu cả cuộc đời người mẹ.
Đi về đâu khi gia đình không chấp nhận, người tình phụ bạc, người đời khinh khi, nghề nghiệp không có, việc học dở dang… mọi sự được đưa lên bàn cân, khi cán cân nghiêng về sự ích kỷ, thiếu đức tin - họ quyết định giết con.
Trong hoàn cảnh này, họ cần biết bao, một sự giúp đỡ, chia sẻ và tinh thần lẫn vật chất. Với sự giúp đỡ của bao nhiêu người tốt bụng, nhiều bà mẹ trẻ đã bỏ ý định phá thai và đã sinh con trong sự chăm sóc đầy tình người. Các cháu đã ra đời trong vòng tay của mẹ mình và trong tình yêu thương của những người tốt bụng, có thể là linh mục, có thể là giáo dân và nhất là các nữ tu. Và cũng rất nhiều cháu sau khi ra đời đã nhận lại được tình thương của ông bà, thân quyến. Rất nhiều bà mẹ sau khi sinh đã cương quyết nuôi con mình cho dù người bố hoặc gia đình có chấp nhận hay không. Ban BAXH Kontum đã chăm sóc và giúp cho các bà mẹ đơn côi này có thể nuôi dưỡng được con mình. Có những bà mẹ đã xin được học một nghề để có thể nuôi con và làm lại cuộc đời.
4. Bảo vệ sự sống - trang bị kiến thức cho “Bà Mụ Làng”
Từ xưa đến nay, do tập tục và do đời sống khép kín trong các buôn làng. Các thai phụ người dân tộc thiểu số ngại ngùng khi đến các trạm xá, phần vì là do buôn làng xa xôi, giao thông trắc trở, nên các thai phụ thường sinh con tại nhà ở buôn làng của mình. Giúp cho họ khi sinh nở là những Bà Mụ Làng (những người phụ nữ lớn tuổi, có kinh nghiệm và dạn dĩ trong việc giúp các bà mẹ khi sinh con). Những Bà Mụ Làng này rất nhiệt tình, nhưng thiếu những kiến thức y học cần thiết, cơ bản. Họ sẵn sàng giúp sản phụ với tất cả những gì mình có được trong tầm tay. Cắt rốn cho trẻ sơ sinh bằng nan tre, rồi đưa trẻ ra giọt nước, sông, suối tắm ngay sau khi sinh. Chính vì những điều này mà tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh người dân tộc rất lớn. Để giúp cho cho các bà mẹ người dân tộc thiểu số khi sinh con tại nhà. Ban BAXH Kontum đã kết hợp với Dòng Phaolô Pleiku tổ chức những lớp bồi dưỡng kiến thức ngắn ngày về hộ sinh cho các Bà Mụ Làng. Các Bà Mụ Làng này được tập trung về mỗi lần khoảng trên dưới 10 người của nhiều làng, và được các y, bác sĩ, các chuyên viên hướng dẫn, học hỏi về những kiến thức chuyên môn, học sử dụng băng rốn, bông gạc, thuốc kháng sinh..., học biết thế nào là truyền nhiễm, nhiễm trùng. Học chăm sóc thai nhi một cách khoa học, biết tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước đun sôi để nguội, biết tiêm chủng để ngừa các bệnh ho gà, sởi, lao, bại liệt…
Từ năm 1994-2000, các nữ tu Dòng Phaolô Pleiku đã mở được 10 lớp bồi dưỡng kiến thức cho các Bà Mụ Làng. Mặc dù trình độ chưa đạt chuẩn nhưng các Bà Mụ Làng đã biết và giúp cho các bà mẹ vượt cạn được an toàn hơn. Các Bà Mụ Làng đã trở thành tuyên truyền viên tích cực cho các bà mẹ nghèo trong làng biết cách phòng chống suy dinh dưỡng, phòng bệnh cho mình và cho thai nhi, khuyến khích và hướng dẫn cho các thai phụ đi sinh con ở các cơ sở y tế có trang bị phương tiện đầy đủ của Nhà nước.
5. Bảo vệ sự sống - chôn cất thai nhi
Bạn đã bao giờ thấy hình ảnh một thai nhi bị trục ra ngoài chưa!? Một bé trai đầy đủ các bộ phận, miệng còn ngậm cuống nhau, dây rốn còn đó được gói trong bọc giấy cùng với bánh nhau của mình.
Tại Pleiku đã có một Nghĩa trang Đồng Nhi từ năm 1992. Một số chùa tại Pleiku và cha xứ Nhà thờ Đức An đã chung sức chung lòng với nhau để chôn cất, xây mộ và nhang đèn cho các thai nhi. Cho tới nay, Nghĩa trang Đồng Nhi Pleiku đã có hơn 9.000 nấm mộ. Ban BVSS Kontum cũng đã lập được 2 Nghĩa trang Đồng Nhi, đã chôn cất và xây mộ cho hàng ngàn em.
Ban BVSS Pleiku đã tiếp sức để lập trên 10 Nghĩa trang Đồng Nhi từ Bắc vô Nam. Đến nay thì những nghĩa trang này đã chôn cất và lập cho các em hàng trăm ngàn nấm mộ.
Khi chôn cất cho các thai nhi, chúng tôi nghĩ rằng:
Chôn cất thai nhi là việc nhân đạo
Một nấm mồ cho một con người: Từ khi sự sống được hình thành trong lòng người mẹ, thai nhi đã là một con người. Con người thai nhi trưởng thành trong lòng mẹ để đợi ngày chào đời. Vì một lý do nào đó, con người thai nhi không được sinh ra, nhưng vẫn là một con người.
“Sống mái nhà, chết nấm mồ” là điều mỗi người đều quan tâm thực hiện trong cuộc đời. Chính vì điều này, mà chúng tôi nghĩ rằng phải cho các em một nấm mồ. Các em chưa được một ngày sống như con người, nhưng các em phải được chết như một con người. Một nấm mồ cho thai nhi là việc nhân đạo, là tình người, là tình đồng loại. Chỉ có con người mới được con người chôn cất sau khi chết. Vậy thì phải chôn cất các thai nhi.
Chôn cất thai nhi là việc của đức tin
a. Thân xác con người là Đền thờ Chúa Thánh Thần
Con người là tặng vật, là tác phẩm của Thiên Chúa, thân xác con người là đền thờ Chúa Thánh Thần, vậy chúng ta phải tôn trọng, phải để cho thân xác các thai nhi có được sự tôn kính xứng đáng như một con người đáng được tôn kính.
b. Con người được tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa
Khi nhìn vào con người ta thấy được hình ảnh của Thiên Chúa, chính vì yêu thương con người mà Thiên Chúa đã dùng hình ảnh của mình để tạo nên. Khi nhìn một thai nhi, ta nhìn thấy Thiên Chúa, nhìn thấy mầm sống, sự sống Thiên Chúa ban tặng cho con người. Khi chôn cất một thai nhi, không phải chúng ta đang làm một việc đạo đức, một việc tốt cần phải làm, nhưng chính là bổn phận của một Kitô hữu trước đức tin vào Thiên Chúa của mình.
c. Thân xác con người chờ ngày sống lại
Trong đời sống đức tin của mỗi Kitô hữu, khi vùi thân xác tại cuộc đời tạm này trở về với Chúa, đều chờ đợi một ngày sống lại với Chúa.
“Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” (Kinh Tin Kính).
Một thân xác chờ ngày sống lại với Thiên Chúa, cần phải được trân trọng cho xứng đáng với lời tuyên xưng.
d. Thai nhi là các Thánh Anh Hài
Các thai nhi là sinh linh vô tội. Người vô tội là được Chúa đưa về Thiên đàng với Chúa, nhờ công ngiệp cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô.
“Dù cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có Chúa đón nhận con” (Tv 27,10).
Xác thai nhi là Xác Thánh, ta phải tôn trọng Xác Thánh!
Lời kết
Công việc bảo vệ sự sống - chống phá thai trong hiện tình xã hội hôm nay là vô cùng quan trọng và vô cùng cấp bách. Công việc này đòi hỏi một sự đồng lòng, chung lòng, chung sức của nhiều người, của mọi người thiện chí.
Mọi người phải lên tiếng, mọi tổ chức xã hội lương thiện phải lên tiếng, mọi đoàn thể, mọi tôn giáo phải lên tiếng...
Tất cả những người có trách nhiệm phải khẳng định lập trường, phải đưa ra một chương trình hành động để ngăn cản việc giết người vô tội, điều mà những người có lương tri không thể chấp nhận được. Mọi người phải biết: tội ác giết thai nhi là Trời không dung, Đất không tha.
Cách giải quyết tốt nhất là phải đào tạo lương tâm con người và phải dùng đức tin vào một Thiên Chúa Toàn Năng có quyền thưởng phạt làm nền tảng để kêu gọi, để ngăn chặn...
Giết trẻ thơ vô tội không có phương tiện chống đỡ, nhất định không phải là cách giải quyết để cho con người được có hạnh phúc hơn.
Bao lâu con người còn muốn sống hưởng thụ theo tính ích kỷ của mình, con người chỉ gặt lấy những ray rứt, những nhức nhối, đau khổ trong lương tâm suốt đời.
Hạnh phúc chỉ có được khi con người biết sống theo ý Chúa và đem Lời của Chúa ra thực hành.
Hạnh phúc này là Hạnh Phúc Đích Thực.
Lm. Phêrô Nguyễn Vân Đông
Giám đốc Caritas Kontum