Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Sự Sống của Thai Nhi
và Tính Luân Lý của Thảm Trạng Phá Thai
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
  1. Kitô Hữu Trước Một Số Vấn Ðề Thời Sự Về Luân Lý
  2. Tin Vui Giữa Thế Giới Sự Sống
  3. Trích Thông Ðiệp Tin Mừng Sự Sống của ÐTC Gioan Phaolô II
  4. Thông Ðiệp Sự Sống Con Người của Ðức Thánh Cha Phaolô VI (bản dịch của Senatus 1969)
  5. Thông Ðiệp Sự Sống Con Người của Ðức Thánh Cha Phaolô VI (bản dịch của Sacerdos, số  82)
  6. Trích Thông Ðiệp Sự Sống Con Người của Ðức Thánh Cha Phaolô VI
  7. Sự Sống Con Người Và Quyền Ðược Sống
  8. Khám Phá Mới Về Thai Nhi Và Trẻ Sơ Sinh
  9. Con Sẽ Sinh Ra (Tu Vas Naitre)
  10. Tệ Nạn Phá Thai và Phong Trào dùng Thai Nhi để chế biến Thực Phẩm
  11. Văn Hóa Ca-in Văn Hóa Sự Chết
  12. Những Ðiều Trông Thấy Mà Ðau Ðớn Lòng
  13. Hôn Nhân Ki-tô Giáo Và Kế Hoạch Hóa Gia Ðình
  14. Tính Luân Lý Của Việc Ngừa - Phá Thai
  15. Vấn Nạn Luân Lý Của Việc Phá Thai
  16. Phá Thai Là Chính Ðáng Hay Không
  17. Thảm Trạng Phá Thai
  18. Tình Trạng Nạo Phá Thai của Lứa Tuổi Vị Thành Niên ở Sàigòn
  19. Tệ Nạn Trẻ Vị Thành Niên Mang Thai
  20. Tại Sao Người Ta Phá Thai
  21. Hội Ðồng Tòa Thánh về Gia Ðình lên án việc phá thai chọn lựa
  22. Phaù Thai vaãn laø vaán ñeà gaây nhieàu chia reõ
  23. UÛng hoä nghò quyeát caám saûn sinh con ngöôøi theo phöông phaùp voâ tính
  24. Vaän ñoäng ngaên caám vieäc saûn sinh con ngöôøi theo phöông phaùp voâ tính
  25. Yeâu caàu Thöôïng Vieän Hoa kyø thoâng qua luaät caám phaù thai baùn phaàn
  26. Döï Luaät Choáng Phaù Thai Sanh moät phaàn cuûa Hoa Kyø
  27. James Scott Pendergraft, baùc só phaù thai quaän Marion, bò keát aùn 30 naêm tuø
  28. Chính phuû Nicaragua truïc xuaát caùc baùc só vaø y taù Hoa Kyø haønh ngheà phaù thai
  29. Nurse sues employer after refusing to give abortion pill
  30. HÑGM Phaùp pheâ bình quyeát ñònh phaùt thuoác phaù thai cho nöõ hoïc sinh
  31. 570 ñaïi bieåu tham döï hoäi nghò chuû ñeà “Tình Yeâu, Söï Soáng vaø Gia Ñình"
  32. Kitoâ höõu coù nhieäm vuï choáng laïi caùc chính phuû chuû tröông phaù thai
  33. Vaên Kieän Toøa Thaùnh leân aùn vieäc gieát bôùt nhöõng tröùng ñaõ ñöôïc thuï tinh
  34. Laäp Tröôøng cuûa Giaùo hoäi ñoái vôùi nhöõng ngöôøi ñoàng tính luyeán aùi
  35. Töï haøo cuûa Ngöôøi Ñoàng Tính Luyeán AÙi khoâng theå haï giaûm xuoáng tính duïc maø thoâi
  36. GHCG Brazil caûnh caùo moät linh muïc phaân phaùt bao cao su ñeå ngöøa HIV
  37. Taân toång thoáng Argentina phaûi giöõ cam keát baûo veä söï soáng
  38. Keâu goïi chuù yù tôùi caùc vaán ñeà luaân lyù vaø ñaïo ñöùc y khoa
  39. Nghóa Trang taïi Pleku daønh cho nhöõng thai nhi khoâng ñöôïc sinh ra
  40. Caùc trung taâm coá vaán cuûa Coâng Giaùo taïi Ñöùc ngöng caáp giaáy chöùng nhaän
  41. Laõnh ñaïo toân giaùo Argentina keâu goïi ñöøng ñöa toân giaùo vaøo chính trò
  42. Giaùm Muïc Ñöùc cam keát tieáp tuïc coâng taùc hoã trôï cho phuï nöõ ñang mang thai
  43. Ñöùc Cha Karl Lehman tieáp tuïc giöõ gheá chuû tòch Hoäi Ñoàng Giaùm Muïc Ñöùc
  44. Ñöùc Cha Karl Lehmann ñöôïc baàu laøm chuû tòch Hoäi Ñoàng Giaùm Muïc Ñöùc
  45. Giaùo Hoäi Coâng Giaùo Ñöùc seõ tieáp tuïc coá vaán taïi caùc trung taâm coá vaán phaù thai
  46. giôùi treû Coâng Giaùo Haøn Quoác uûng hoä vieäc phaù thai haïn cheá
  47. Caøng nhieàu tín höõu Meâhicoâ tham gia chieán dòch choáng phaù thai
  48. Phaåm Giaù vaø Quy Cheá cuûa Baøo Thai Con Ngöôøi
  49. Nhöõng cuoäc phaûn ñoái oân hoøa tröôùc caùc beänh vieän phaù thai taïi Hoa Kyø
  50. Leân aùn vieäc loaïi boû caùc sô sinh maéc hoäi chöùng Down
  51. Chieán dòch xin chöõ kyù yeâu caàu toân troïng quyeàn soáng cuûa thai nhi töø luùc thuï thai
  52. Keát quaû khoùa hoïp LHQ: Khoâng ñöôïc pheùp bieán phaù thai thaønh moät "nhaân quyeàn"
  53. Haï vieän Hoa Kyø nghieâm caám caùc khoaûn vieän trôï daønh cho phaù thai
  54. Caùc Ñöùc Giaùm Muïc Phaùp leân tieáng veà luaät cho pheùp phaù thai
  55. Tuaàn haønh phaûn ñoái söï hieän dieän cuûa Giaùo Hoäi Ñöùc trong caùc trung taâm coá vaán phaù thai
  56. Maïnh meõ phaûn ñoái vieäc chính phuû hôïp thöùc hoùa haønh ñoäng laøm cho tuyeät saûn
  57. Chính phuû vaø nhieàu cô quan taïi Ñöùc boái roái tröôùc quyeát ñònh cuûa HÑGM
  58. ÑTC göûi söù ñieäp cho Phong Traøo Baûo Veä Söï Soáng taïi Hoa Kyø
  59. Ngaên ngöøa khoâng cho moät em gaùi 10 tuoåi phaù thai
"Con Sẽ Sinh Ra" (Tu Vas Naitre)
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
 Con đã thấy gì, nghe gì, cảm nhận như thế nào... Con đã làm gì trong nơi tối tăm bên trong cơ thể của mẹ con? Thế rồi, việc con sinh ra là thế nào? Dưới đây là một bản văn thuật lại cả một lịch sử khác thường, những hình ảnh có một không hai, những thước phim được trình bày về một cuộc hành trình kéo dài trong 9 tháng, kể từ khi hoài thai cho đến ngày khai hoa nở nhụy...
Số 1:
"Con ơi, con có biết, trước đây, con ở một nơi bé tý tẹo và tối đen trong thân thể của mẹ con. Con luôn nổi bồng bềnh trong một quả bóng đầy nước ấm, đó là tử cung của mẹ con.
Bức thành của tử cung rất rắn chắc và có thể đàn hồi, chúng đã được tạo từ các sợi cơ, cũng giống như các cơ bắp tay của con sẽ săn lại khi con kéo hoặc đẩy một vật gì đó, và cũng giống như các cơ bắp chân của con trở nên rắn khi con leo trèo hoặc con chạy nhảy...
Con đã không cần hít thở không khí. Thay vào đó, máu sẽ chảy trong một cái ống đến tận bụng con, rồi chảy vòng quanh khắp người con rồi lại chảy trở ra.
Các món ăn ngon mà mẹ con đã dùng, không khí mà mẹ con đã hít thở sẽ chảy thẳng vào máu của con. Hóa ra, mẹ con đã làm thay tất cả cho con...
Con đã không hề nhận thức được chính con. Con không biết được con lúc ấy đang ở đâu. Thật vậy, một hạt giống nhỏ bé bắt đầu nảy mầm trong lòng đất không hề nhận thức được rằng nó sẽ trở thành một đóa hoa. Con cũng thế, con lớn lên từng chút ngay trong lòng mẹ con...
Lúc ban đầu, chỉ là một cái trứng tý hon vùi sâu trong buồng trứng của mẹ con. Nó bé tý y như một dấu chấm ở cuối giòng chữ này. Người ta gọi nó là trứng. Trứng được tích chứa các chất bổ dưỡng và sức mạnh để rồi đây sẽ dần dần hình thành nên một đứa bé là chính con đấy. Phần bên trong tử cung của mẹ con đã thay đổi để tiếp nhận con lúc ấy chỉ mới là một viên tế bào tròn tròn.
Tử cung trở nên dày hơn và chứa đầy thức ăn ngon để sẵn sàng đón tiếp viên tế bào nhỏ xíu ấy. Khi viên tế bào từ buồng trứng chạy đến được tử cung, y như một cái cây con, nó sẽ mọc rễ bám thẳng vào thành tử cung và hút lấy những chất bổ dưỡng này...
Thân hình con bắt đầu phát triển từ lưng và hai bên nối về phía trước tương tự một chiếc áo khóa được cài khuy suốt từ dưới lên trên. Ðến 30 ngày thì con đo được 5 mm. Con chưa thật sự giống như một đứa bé. Người ta có thể coi đó là một hạt đậu đang nẩy mầm, và kế đó, con giống như một chú cá ngựa tý hon, có những phần nho nhỏ xuất hiện dọc theo lưng để mai này sẽ trở thành cột sống của con. Con có làn da mịn màng như giấy lụa. Và phía dưới làn da mỏng ấy, tim con đã bắt đầu đập nhịp... "
Số 2:
"Ðến tuần lễ thứ 5, tay con đã bắt đầu phát triển. Chúng giống như những cái chồi non nhỏ bé. Thân mình con đã dài được 12 mm rồi đấy..."
Số 3:
"Khoảng 9 hay 10 tuần, miệng con đã biết mở ra và khép lại. Ðến tuần lễ thứ 12, con đã biết nhăn mặt, chau mày, mím môi. Lâu lâu lại còn biết bĩu môi nữa chứ. Tuy thế, con vẫn không nặng hơn một cái lòng đỏ trứng gà. Rốn của con có một cái ống nối liền với cái nhau của con, gọi là "dây rốn". Chính nhờ đường ống dẫn này mà con được nuôi dưỡng bởi máu huyết cùng với các thức ăn từ mẹ con truyền sang cho con..."
Số 4:
"Ðến tuần lễ thứ 11, thân mình con đã phát triển hơn, đo được 5 cm. Chân tay con đã có thể cử động, ngọ nguậy và bơi lội dễ dàng như một con cá vì con đang ở trong một cái bọng nước. Thế nhưng con hãy còn quá bé bỏng, đến độ chính mẹ con cũng không cảm thấy gì khi con động đậy.
Con đang ở trong tử cung của mẹ giống như một căn phòng tối đen, nhưng nhiệt độ lại rất ấm áp như trong một cái bồn tắm chứa đầy nước ấm. Nước không ngừng được bơm vào thật êm dịu và ấm áp làm con được thoải mái. Cứ 6 tiếng đồng hồ là nước lại được thay đổi toàn diện và không bao giờ nguội lạnh. Con đang cuộn mình lại, hoàn toàn thoải mái trong một nơi hết sức ấm áp..."
Số 5:
Ðã hơn 5 tháng con ở trong bụng mẹ, và mẹ đã cảm nhận được con khi con động đậy. Lúc đầu, khi con chòi đạp nhè nhẹ thì mẹ đã liên tưởng đến những chú bướm hay con cá nho nhỏ nhưng hết sức năng động, hoặc như những cái bong bóng xà phòng đang bay lơ lửng trong không khí và vỡ ra...
Con đã có thể gập các ngón tay và khép bàn tay lại, nắm tay và đập mạnh. Khi con thức dậy tỉnh táo, mẹ cảm nhận con đập nắm tay và ngọ nguậy tay chân, xoay qua xoay lại một cách dịu dàng, thỉnh thoảng lại còn nhảy nhót, nhào lộn nữa chứ!
Rồi các ngón tay của con duỗi ra như thể muốn "sờ" vào nước. Các ngón tay con lại chạm vào làn da của chính con lúc nào cũng ẩm ướt và lóng lánh. Các ngón tay con cũng cảm nhận được khi chúng chạm vào nhau. Mỗi khi các ngón tay này đưa lên mặt thì con cũng cảm thấy như có ai đang sờ vào con. Các ngón tay là những vật đầu tiên mà con chọn làm đồ chơi... và đến một ngày kia, các ngón tay khám phá ra cái miệng của con, chúng vuốt nhẹ trên làn môi của con.
Cảm giác này làm con thích thú và con bắt đầu thói quen mút tay. Con đã mút rất mạnh, đồng thời cũng nuốt vào theo một ít nước. Có lẽ vì mút mạnh quá mà thỉnh thoảng con bị nấc cụt. Mẹ biết điều đó vì mẹ cảm được những tiếng bùm bùm trong bụng mẹ. Mà giả như không đoán được rằng con bị nấc cụt, mẹ lại ngỡ con đang quậy cái gì rồi đấy! Cứ mỗi tuần trôi qua con lại lớn lên dần. Hai tay con khoanh lại phía trước, đầu nghiêng nghiêng xuống ngực. Hình như con đã bắt đầu thấy chật chội!
Số 6:
Vậy là đã 6 tháng con mằm trong cơ thể của mẹ con. Lúc này con đã có khả năng nghe được tiếng nói của ba mẹ con. Thường thường khi mẹ con nói chuyện thì con liền cựa quậy. Hầu như con có thể nói chuyện với mẹ bằng tất cả thân mình của con. Mẹ nói, con nằm yên lắng nghe. Nhưng hễ mẹ ngưng không nói nữa thì con bắt đầu nhúc nhích ngọ nguậy.
Những tiếng động bên ngoài làm cho con giật mình. Ðôi khi con thiếp ngủ đi một lúc. Nhưng khi mẹ con sắp ngủ thì con lại thức dậy và cựa quậy lung tung. Thỉnh thoảng, ba con và những người khác cũng thấy con động đậy. Có một khối tròn lượn quanh từ bên này sang bên kia trong bụng của mẹ con. Ðấy có phải là lưng con không nhỉ? Hay là chân con? Hay đấy chỉ là đầu gối hoặc cùi chỏ của con? Có lẽ chỉ có mẹ con mới đoán biết được điều đó mà thôi!
Ðến tháng thứ 7, con bắt đầu mở mắt. Khi có một ánh sáng chói chang chiếc vào bụng mẹ con thì ánh sáng ấy lọt vào nơi con đang ở một cách dịu dàng. Cái bọng nước con đang cư ngụ lúc nào cũng được chiếu sáng bởi một ánh sáng đỏ y như có một cái đèn được che bởi một cái lồng chụp màu đỏ tươi...
Số 7:
Ðã 8 tháng rồi đấy. Lúc này con béo tròn mũm mĩm. Lớp mỡ giúp cho con không bị cảm lạnh ngày con sẽ chào đời. Các móng tay của con trông cứ như là những vỏ sò thanh mảnh. Con sắp được "khai hoa nở nhụy". Bấy lâu nay con nằm trong cơ thể mẹ con, suốt từ mùa thu khi lá cây rơi rụng, cho đến mùa hạ khi mặt trời oi bức; hoặc con đã ở trong suốt thời gian từ mùa hè cho đến mùa xuân năm sau khi những con chim bắt đầu ríu rít làm tổ; cũng có thể con đã ở trong tử cung suốt mùa xuân ấm áp cho đến tận mùa đông khi trời giá rét ngoài kia...
Giờ đây con đã ít cựa quậy, ít đạp hơn lúc trước bởi vì bụng mẹ đã quá chật chội...
Rồi đến một ngày nọ, có khi đang giữa đêm khuya khoắt, mẹ bỗng cảm thấy tử cung như bị siết lại rất mạnh rồi lại giãn ra. Mẹ hiểu con đang sẵn sàng, con sẽ sinh ra. Tử cung càng co lại thì "cửa mình" của mẹ con càng nở rộng hơn cho đến khi đỉnh đầu con có thể mở được một lối đi qua âm đạo của mẹ con. Cứ mỗi lần tử cung co thắt, nó lại ép con lại, tương tự như khi người ta ôm con trong vòng tay thật chặt.
Số 8:
Bọng nước bao quanh con vỡ ra. Giờ đây con bị ép sát mạnh hơn nữa, dường như có một bàn tay to lớn đẩy con từ phía sau. Các thành vách âm đạo giãn ra, mở ra như một cái quạt càng lúc càng xòe rộng ra...
Toàn bộ phần đầu của con đã chui tọt ra khỏi âm đạo, xoay nhìn ngang để một bên vai cũng bắt đầu nhoài ra, đến vai còn lại, kế đó là phần ngực, và con đã có thể thở hơi đầu tiên của cuộc đời. Cuối cùng thì phần thân dưới của con cũng lọt ra trọn vẹn. Con ngọ nguậy và la khóc váng lên. Con mở mắt nhìn mẹ yêu dấu và nghe tiếng nói dịu dàng của mẹ...
Mẹ ẵm con lên trong vòng tay và giữ con sát vào lòng mẹ ấm áp. Con nhìn lên đôi mắt sáng ngời của mẹ, nhìn nụ cười chan chứa niềm vui của mẹ...
Con thì đã ra hoàn toàn nhưng giây rốn vẫn còn nối con dính với cái nhau nên người ta đã cắt đứt giây rốn cho con. Con đã tập hít thở đầu đời mà không cần ai giúp, cũng không cần đến dưỡng khí trong máu của mẹ con nữa...
Bây giờ thì con nghe được nhiều âm thanh lạ lẫm, thế nhưng, giữa cái ồn ào náo động ấy, con vẫn nhận ra được tiếng nói của mẹ yêu, tiếng nói mà con đã từng biết đến ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.
Con đã nhìn thấy các màu sắc và ánh sáng, nhìn được cả hình dáng gương mặt của những người thân đang mỉm cười với con. Những khuôn mặt ấy khi thì gần lại, khi thì lui ra xa, thường thường là mờ ảo như thể bị khuất sau một lớp kính mờ hoặc sương mù. Chỉ khi nào họ tiến lại gần sát mặt con thì con mới nhìn được họ rõ nét. Con cảm nhận rằng có biết bao người đang vuốt ve âu yếm con một cách dịu dàng...
Khi con nằm lọt trong vòng tay của mẹ con, con đã bắt đầu biết quay đầu nhíu mắt để nghiêng ngó, hé môi phát ra những tiếng nheo nheo kỳ lạ của mèo con. Con thỏ thẻ với mẹ rằng con muốn bú. Mẹ ôm sát con vào ngực và con mở to miệng ra, không cần ai phải dạy, con hiểu ngay con phải làm gì. Con bú, bú thật no từ bầu sữa của mẹ yêu, cho đến khi...
Lời của SHEILA KITZINGER, ảnh của LENNART NILSSON,
Tài liệu của Sr. Nguyễn Thị Hồng Quế, Lm. Lê Quang Uy biên tập lại bản dịch Việt Ngữ 22.5.2001
 (Trích dẫn từ Ephata Việt Nam số 18, năm 2001)

Không có nhận xét nào: